FX Market tuần cuối quý I - Lưu ý Choppy Price Action

FX Market tuần cuối quý I - Lưu ý Choppy Price Action

11:00 26/03/2019

Choppy Price Action, forex, DXY

DXY

DXY diễn biến “mixed” tuần qua, mở cửa tuần ở 96.6 sau đó giảm về mức thấp nhất 95.75 sau cuộc họp FED, tuy nhiên phục hồi trong 2 ngày cuối tuần sau số liệu PMI “shock” tại Eurozone. DXY tăng cao nhất lên 96.8 và đóng cửa tuần “unchanged” tại 96.60. Trong phiên giao dịch đầu tuần, DXY tiếp tục đi ngang.

JPY là đồng mạnh nhất G-10 tuần qua. “Risk-off triggered” sau số liệu PMI của châu âu vào thứ Sáu, khiến thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh (Nikkei giảm 3% hôm qua) và tạo đà tăng mạnh cho JPY trong vai trò “Haven currencies”.

Trong tuần này, GDP quý 4 của Mỹ công bố lần cuối cùng dự báo điều chỉnh từ 2.6% xuống 2.4%. Điều này có thể khiến DXY tiếp tục dao động trong biên độ tích lũy rộng 95-97.7 trong vài tháng qua. Tuy nhiên ngưỡng 95.5 có thể là key support của DXY do đây là level của EMA200 và tiếp xúc của trendline. Sự phá vỡ xu hướng theo bất kỳ phía nào cũng cần được “Macro confirmed”, và đó là điều hiện nay chưa rõ ràng. Lưu ý tuần này là tuần cuối cùng của quý I và có thể xuất hiện các flows của các doanh nghiệp lớn (31/3 là kết thúc năm tài chính của Nhật). Các công ty Mỹ cũng hay có nhu cầu mua USD cuối tháng và cuối quý. Price action của thị trường currencies có thể diễn biến theo hướng “choppy”.

Dovish FED

FED phát tín hiệu dovish khi Dot Plot mới thể hiện các nhà làm chính sách kỳ vọng sẽ không tăng lãi suất trong năm 2019 và chỉ tăng 1 lần trong năm 2020, so với dot plot gần nhất là tăng 2 lần trong năm 2019 và 1 lần trong năm 2020. Bên cạnh đó, các nhà làm luật sẽ dừng việc giảm dần bảng cân đối kế toán từ tháng 9 năm nay.

Số liệu PMI tại châu âu tiếp tục gây thất vọng và quan ngại, đặc biệt tại Đức

PMI sản xuất tháng 3 của châu âu, Pháp và Đức lần lượt ghi nhận ở mức 47.6, 49.4 và 44.7, thấp xa hơn kỳ vọng, đặc biệt là tại Đức. Xu hướng giảm dai dẳng của PMI sản xuất từ đầu 2018 tới nay, đặc biệt duy trì dưới mức 50 báo hiệu sự thu hẹp về quy mô sản xuất tại khu vực kinh tế xuất khẩu.

Treasury 3M-10Y Yield Curve lần đầu tiên Inverted kể từ năm 2007

Lợi suất US Treasury 3M đã chính thức cao hơn lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ, lần đầu tiên kể từ năm 2007. Lo ngại về đà suy giảm tăng trưởng toàn cầu có vẻ đã được xác nhận, thị trường có thể đã “priced in” về tín hiệu dovish của FED sau đà phục hồi mạnh của thị trường Equity quý I năm nay , và Curve 3M-10Y inverted có thể báo hiệu 1 cuộc khủng hoảng trong vòng 18 tháng.

Lần đầu tiên trong vòng hơn 1 năm lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ quay lại mức dưới 2.50% và lần đầu kể từ tháng 10/2016 lợi suất TPCP 10 năm của Đức quay lại mức âm. Chênh lệch lợi suất 10 năm của Mỹ-Đức hiện ở mức khoảng 246 pips, là mức tương đối thấp.

Trade War Update

- Tổng thống Trump cho biết ông sẽ duy trì việc áp thuế với Trung Quốc cho đến khi chắc chắn rằng phía Bắc Kinh tuân thủ với các hiệp định thương mại đạt được, từ chối hy vọng về việc 2 bên sẽ gỡ bỏ việc áp thuế nhằm kết thúc chiến tranh thương mại.

​- Diễn biến “Trade Talks” sẽ quay trở lại trọng tâm tuần này với việc vòng đàm phán cấp cao diễn ra. Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và bộ trưởng ngân khố Mnuchin sẽ tới Bắc Kinh tham gia cuộc họp song phương trong 2 ngày thứ Năm và thứ Sáu tới. Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ sang Mỹ vào ngày 3/4. Tuy nhiên 1 giải pháp đàm phán hiệu quả khó có thể xảy ra nhanh: Trung Quốc đang tỏ thái độ cứng rắn, từ chối công nhận các yêu cầu của Mỹ liên quan đến việc hạn chế các quy định trong hoạt động thương mại điện tử và công nghệ. Theo Financial Times, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra giải pháp có ý nghĩa với các vấn đề: ngừng phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ “điện toán đám mây”, giảm bớt các quy định hạn chế chuyển dữ liệu ra nước ngoài, và nới lỏng quy định yêu cầu buộc các công ty nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu trên lãnh thổ Trung Quốc.

​Diễn biến khác

Tổng thống Trump có thể thở phào nhẹ nhõm khi kết quả điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller cho thấy không có đủ căn cứ kết luận Trump và chiến dịch bầu cử của ông có sự thông đồng với Nga. Nhà Trắng phát biểu “Đây là sự miễn trừ hoàn toàn đầy đủ của tổng thống Mỹ”.

GBPUSD

- Sau khi thủ tướng May thừa nhận bế tắc trong việc không nhận được đủ sự ủng hộ để kế hoạch Brexit được thông qua bởi quốc hội, bà May tiếp tục bị dội gáo nước lạnh khi mất quyền kiểm soát lộ trình Brexit vào tay Hạ viện với cuộc bỏ phiếu cho kế hoạch B với tỷ lệ 329/302 hôm qua. Theo đó, các nhà lập pháp sẽ bỏ phiếu về các giải pháp cho Brexit vào thứ Tư này, bao gồm cả lựa chọn No-deal, hay việc trưng cầu dân ý lần 2, soft Brexit (trì hoãn lâu), tổng tuyển cử hoặc thậm chí hủy bỏ Brexit.

- Trước đó, hội nghị thượng đỉnh EU cuối tuần trước đồng ý trì hoãn cho UK rời khối vào ngày 29/3. Nếu thỏa thuận Brexit của thủ tướng May có thể được quốc hội thông qua trong tuần này thì Brexit sẽ diễn ra vào ngày 22/5 (4 ngày trước bầu cử Nghị viện châu âu), nếu không thì UK sẽ phải đưa ra kế hoạch mới vào ngày 12/4.

- Tỷ giá GBPUSD đang biến động giật trong biên độ rộng 1.3000/1.3350. Sự không chắc chắn về bước đi tiếp theo của Brexit khiến mọi lựa chọn đều được đặt trên bàn cân do không lựa chọn nào giành được đa số phiếu. Tuy nhiên, một khi rủi ro No-deal được loại trừ thì đồng bảng Anh có thể tăng mạnh, do dữ liệu kinh tế tháng 2 mới công bố tuần trước của UK rất tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3.9%, lạm phát phục hồi tăng 1.9% y/y, tăng trưởng lương 3.4% và doanh số bán lẻ tăng 0.4% so với tháng trước. BOE hiện vẫn giữ nguyên lãi suất 0.75% do lo ngại về Brexit. Tuy nhiên nếu rủi ro No-deal tránh được thì BOE sẽ cân nhắc tăng lãi suất.

- Lưu ý trên đồ thị ngày GBPUSD đã xuất hiện “Golden Cross” giữa SMA50 và SMA200, giá đang vận động trong Rising Wedge, và vùng 1.300-1.305 sẽ là solid support của Cable.

- Dự báo GBPUSD sẽ tiếp tục biến động giật trong biên độ rộng 1.3000/1.3350 trước khi có những cập nhật rõ ràng hơn cho lộ trình Brexit. Thị trường Option cũng đang pricing volatility khá lớn cho GBPUSD trong Short term. Cá nhân tôi “Đánh giá upside risk” của Bảng Anh có thể cao hơn và sẽ cân nhắc Buy on dip tại vùng 1.300-1.305 Stop 1.295 hoặc sẽ cân nhắc Long Break-out nếu rủi ro No-deal được loại bỏ. Kỳ vọng Cable khi đó có thể hướng lên vùng 1.3500.

EURUSD

Phản ứng giá của EURUSD có điểm tương đồng đáng kể tại các điểm nhấn của Trendline trên Daily Chart. Dưới góc độ kỹ thuật thì Euro vừa thất bại trong việc phá vỡ downtrend từ tháng 9 năm ngoái đến nay khi FED phát tín hiệu dovish, Euro tăng mạnh nhưng nhanh chóng đảo chiều khi nỗi lo về tăng trưởng kinh tế khu vực bị lấn át.

- Euro tăng sau cuộc họp FED 20/3 lên mức 1.1447 khi Fed phát tín hiệu dovish và update dot plot thể hiện không tăng lãi suất trong năm 2019, tuy nhiên giá quay đầu giảm mạnh (thấp nhất về 1.128) khi chỉ số PMI sản xuất của châu âu (đặc biệt tại Đức) gây thất vọng mạnh.

- Trong cuộc họp của FED ngày 30/1, Euro tăng lên vùng 1.151 do Fed phát tín hiệu dovish, tuy nhiên “Upside Limited”, giá đảo chiều sau khi doanh số bán lẻ của Đức chứng kiến mức sụt giảm theo tháng mạnh nhất trong vòng hơn 10 năm. Chủ tịch NHTW Đức Weidmann đưa ra cảnh báo tiêu cực về nền kinh tế Đức trong năm 2019 cũng là tác nhân của đà sell-off Euro tiếp sau đó.

- Sau thời điểm công bố biên bản cuộc họp Fed tháng 12 vào ngày 9/1/19, Euro tăng mạnh từ 1.144 lên 1.156 khi Fed dovish, phát thông điệp kiên nhẫn với việc tăng lãi suất trong tương lai. Tuy nhiên động lượng break-out của Euro không có và sentiment đảo chiều khi đến lượt chủ tịch ECB bày tỏ quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế tại Châu âu.

- Bức tranh hiện nay cho thấy kinh tế Mỹ và Châu âu đều đang có dấu hiệu giảm tốc, và mối lo tại Eurozone là lớn hơn. Lần đầu tiên kể từ trong vòng hơn 1 năm lợi suất TPCP của Mỹ trở lại dưới mức 2.50%, và lần đầu tiên kể từ tháng 10/2016 lợi suất TPCP 10 năm của Đức quay lại mức âm (chênh lệch khoảng 246 basis points hiện tại). Cả FED và ECB đều đang phát tín hiệu dovish trong thời gian tới, đối với ECB chính xác là “extended dovish”. Do đó sự không phân kỳ rõ rệt về chính sách tiền tệ sẽ khiến các số liệu chờ công bố tại Mỹ hay Eurozone cực kỳ nhạy cảm với phản ứng giá, do thị trường cần đánh giá sát sao về triển vọng tương lai của 2 nền kinh tế. Rõ ràng trong thời điểm này, thị trường vẫn duy trì vị thế Net Short Euro tương đối để “carry trade”. Tuy nhiên để Euro phá vỡ biên độ tích luỹ rộng 1.115/1.150 thì sẽ cần các yếu tố vĩ mô xác nhận. Trước mắt, Euro vẫn có các rủi ro liên quan đến Brexit và bầu cử nghị viện châu âu vào tháng 5, cùng diễn biến cập nhật của Trade Talks. Các diễn biến chính trị cập nhật sẽ tác động thuận chiều cho hướng đi tiếp theo của Euro.

- Dự báo: EURUSD sẽ tiếp tục biến động trong biên độ rộng 1.115/1.140 trong ngắn hạn, tuy nhiên xu hướng giảm cho “lower range” có thể cao hơn. Cân nhắc “sell on rally” quanh vùng 1.138-1.140 (tiếp xúc trendline và cạnh mây Kumo) Stop 1.146 Target 1.125 tuần này

(Chart by Bloomberg + Tradingview) Lee BK

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ