Góc nhìn định lượng: động lực đằng sau việc Bitcoin chạm mốc 40k

Góc nhìn định lượng: động lực đằng sau việc Bitcoin chạm mốc 40k

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

15:09 26/01/2021

Mô hình định lượng cho thấy lo ngại về lạm phát và sự bất ổn đã là động lực quan trọng hơn trong chu kỳ giá mới nhất so với trước đây, thời điểm khi sự hưng phấn và động lượng của thị trường chiếm hơn 70% mức tăng.

Điều gì đang thúc đẩy sự gia tăng đột ngột và sụt giảm bất ngờ của Bitcoin? Những người tin tưởng vào Bitcoin tin rằng nó cung cấp một sự phòng vệ chống lại mọi thứ từ lạm phát cho đến ngày tận thế. Trong khi đó, những kẻ hoài nghi lại nhìn thấy một giao dịch được thúc đẩy bởi động lượng, trong đó các nhà đầu tư non nớt sẵn sàng đánh cược tất cả gia tài của mình (ngay cả khi họ không lỡ “quên” mật khẩu). Mô hình của chúng tôi cho thấy cả hai nhận định trên đều có cơ sở, khi sự hưng phấn tột độ và động lượng đóng vai trò chủ đạo:

  • Chúng tôi đã xây dựng một mô hình thực nghiệm đánh giá sự đồng biến động của giá cả đối với Bitcoin và các tài sản khác để xác định yếu tố nào đang thúc đẩy sự lên xuống của loại tiền kỹ thuật số này.
  • Mô hình cho thấy rằng kể từ tháng 10 năm 2020, điểm bắt đầu của chu kỳ tăng giá Bitcoin mới nhất, khoảng 60% sự thay đổi của giá có thể được giải thích bằng sự hưng phấn của thị trường và xu hướng giao dịch theo động lượng (momentum trading).
  • Vai trò của Bitcoin như một sự phòng vệ chống lại lạm phát và sự bất ổn đã giúp nó được mệnh danh là vàng kỹ thuật số. Mô hình của chúng tôi cho thấy rằng những yếu tố đó giải thích 1 phần nhỏ hơn của biến động hậu tháng 10 – khoảng 35%.
  • Phân tích cũng cho thấy sự khác biệt giữa các yếu tố thúc đẩy vàng và những yếu tố thúc đẩy Bitcoin. Đối với vàng, sự bất ổn là động lực lớn hơn. Trong khi đó, đối với Bitcoin, nỗi sợ lạm phát đóng một vai trò quan trọng hơn.
  • Cuối cùng, mô hình của chúng tôi cho thấy rằng đối với Bitcoin, tầm quan trọng của lạm phát và phòng ngừa rủi ro trước sự bất ổn đang trở thành động lực quan trọng hơn theo thời gian, chiếm 35% biến động giá trong chu kỳ gần nhất so với 20% trong năm 2017.
  • Chúng tôi lưu ý rằng mô hình của chúng tôi phù hợp với sự lựa chọn của chúng tôi về các biến, cấu trúc mô hình và chiến lược xác định, cũng như mẫu ước lượng.

Phân tích các động lực đằng sau Bitcoin

Các mô hình thực nghiệm cố gắng giải thích hành vi của một biến thông qua chuyển động cùng chiều hoặc trái ngược của nó với các biến khác. Một phương pháp để tách biệt các yếu tố tác động với nhau là áp đặt các ràng buộc về dấu cho các biến.

Ví dụ, một mô hình ràng buộc về dấu đơn giản cố gắng hiểu các yếu tố thúc đẩy giá dầu bằng cách theo dõi mối quan hệ của giá dầu với giá cổ phiếu. Trong giai đoạn giá dầu mỏ di chuyển cùng chiều với giá thị trường chứng khoán, điều đó được coi là một cú sốc về nhu cầu - với kỳ vọng về hoạt động kinh tế gia tăng sẽ thúc đẩy cả việc sử dụng năng lượng và thu nhập của doanh nghiệp. Trong những giai đoạn chúng di chuyển ngược chiều nhau, điều đó được coi là một cú sốc về nguồn cung.

Trong mô hình của mình, chúng tôi xem xét một số yếu tố có thể giải thích cho các chuyển động của Bitcoin:

  • Sự hưng phấn của thị trường: nếu giá Bitcoin di chuyển cùng hướng với S&P 500, chúng tôi cho rằng điều đó là do sự hưng phấn của thị trường.
  • Động lượng: nếu giá Bitcoin di chuyển theo cùng hướng trong giai đoạn hiện tại với giai đoạn trước trong khi giá cổ phiếu vẫn không bị ảnh hưởng, chúng tôi quy đó là động lượng.
  • Phòng ngừa rủi ro lạm phát: nếu kỳ vọng lạm phát và giá cổ phiếu di chuyển theo các hướng khác nhau, chúng tôi giải thích rằng đó là nỗi sợ hãi của thị trường về lạm phát phi mã hoặc giảm phát.
  • Phòng ngừa rủi ro bất ổn: nếu giá cổ phiếu di chuyển theo hướng ngược lại với chỉ số “Baker, Bloom and Davis economic policy uncertainty index”, chúng tôi giải thích rằng các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro trước sự không chắc chắn.
  • Cú sốc chính sách tiền tệ: nếu lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn một năm di chuyển ngược hướng với kỳ vọng lạm phát và giá cổ phiếu, điều đó được cho là do bất ngờ về chính sách tiền tệ.

Trong bất kỳ khoảng thời gian nhất định nào, nhiều yếu tố khác nhau có thể thúc đẩy giá Bitcoin. Những gì mô hình của chúng tôi làm là phân loại tầm quan trọng tương đối của những yếu tố đó. Bảng dưới đây cho thấy toàn bộ các biến và ràng buộc về dấu mà chúng tôi áp dụng. Các chi tiết khác có trong phần cuối cùng về phương pháp.

Các biến, ràng buộc về dấu cho mô hình giá Bitcoin

Kết quả cho thấy rằng từ ngày 1 tháng 10 năm 2020 - ngày 18 tháng 1 năm 2021, yếu tố chi phối thúc đẩy giá Bitcoin là sự hưng phấn của thị trường và động lượng. Tổng hợp lại, hai yếu tố này giải thích khoảng 60% sự chuyển động của giá. Các yếu tố khác – phòng ngựa rủi ro lạm phát (20%), sự bất ổn (14%) và những bất ngờ về chính sách tiền tệ (7%) - dường như có ít sức mạnh giải thích hơn.

So sánh các động lực của vàng và Bitcoin

Bitcoin thường được so sánh với vàng, với các đặc tính tương tự như một sự phòng vệ chống lại lạm phát và sự bất ổn. Bằng cách thay thế Bitcoin bằng vàng trong mô hình của mình, chúng tôi có thể so sánh sức mạnh tương đối của các yếu tố khác nhau trong việc thúc đẩy hai tài sản. Như biểu đồ dưới đây cho thấy, vàng dường như đã được sử dụng rộng rãi hơn như sự phòng vệ chống lại sự bất ổn, trong khi sự phòng ngừa lạm phát có vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy giá Bitcoin.

Mức tăng 100 điểm trong chỉ số “U.S. Economic Policy uncertainty index” dẫn đến mức tăng 0.25% của giá vàng- hơn gấp đôi tác động lên Bitcoin. Đối với phòng ngừa rủi ro lạm phát, mức tác động được đảo ngược. Giá bitcoin tăng trung bình 0.25% sau cú sốc 10 điểm cơ bản đối với kỳ vọng lạm phát, trong khi giá vàng chỉ tăng bình quân 0.05%.

Độ co giãn trung bình của giá Bitcoin và vàng đối với các cú sốc bất ổn và lạm phát

Cuối cùng, chúng tôi cũng có thể sử dụng mô hình của mình để khám phá cách các động lực của Bitcoin đã thay đổi theo thời gian. Đặc biệt, chúng tôi xem xét ba giai đoạn biến động giá mạnh. Đợt tăng giá từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017, sự bùng nổ trong quý 2/2018 và đợt tăng giá mới nhất. Kết quả, được hiển thị trong biểu đồ dưới đây, cho thấy lo ngại về lạm phát và sự bất ổn đã là động lực quan trọng hơn trong chu kỳ giá mới nhất so với trước đây, thời điểm khi sự hưng phấn và động lượng của thị trường chiếm hơn 70% mức tăng.

Mức đóng góp vào sự tăng giá của Bitcoin trong ba chu kỳ

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ