Gọi tên kẻ thắng và người thua trong cuộc chiến năng lượng hiện nay

Gọi tên kẻ thắng và người thua trong cuộc chiến năng lượng hiện nay

Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

22:54 29/06/2022

Nga có thể đang nắm lợi thế trong ngắn hạn, tuy nhiên về dài hạn một ông lớn khác mới đang là người có vị thế vững chắc hơn cả

Châu Âu vẫn đang phụ thuộc phần lớn nguồn năng lượng từ Nga
Châu Âu vẫn đang phụ thuộc phần lớn nguồn năng lượng từ Nga

Cú sốc dầu lớn vào những năm 1970 đã dạy các chính trị gia phương Tây một bài học sâu về sức mạnh của các siêu cường năng lượng trên thế giới. 50 năm sau đó, bài học này đã lại lặp lại ở thời điểm hiện tại.

Nga đang phản ứng với các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách hạn chế cung cấp khí đốt cho Châu Âu. Viễn cảnh Nga cắt giảm toàn bộ khí đốt đang gây ra những lo lắng cho Lục địa già, buộc các nước phải lập kế hoạch phân bổ năng lượng trong mùa đông này. Cùng lúc đó, nỗi lo lắng trước việc giá xăng dầu tăng vọt trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ đã khiến Tổng thống Biden phải tạm gạt sang một bên những lời lẽ gay gắt đã giành cho Ả-rập Xê-út trong chiến dịch tranh cử của mình. Vị Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến công du tới đến thủ đô Riyadh vào tháng tới để kêu gọi Ả-rập Xê-út tăng cường nguồn cung dầu mỏ.

Tương tự như hồi năm 1973, các quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn giờ đây đang có những lợi thế để gây áp lực lên các cường quốc chính trị lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên câu chuyện về dài hạn có vẻ còn phức tạp hơn rất nhiều. Nga có thế mạnh trong ngắn hạn nhưng sẽ dần bị xói mòn đáng kể trong vòng 3 năm tới. Ngược lại, Mỹ gặp bất lợi trong ngắn hạn nhưng lại có vị thế tương đối vững chắc trong dài hạn.

EU đang gặp phải những vấn đề rất lớn trong cả ngắn và trung hạn. Dù đã chủ động đẩy mạnh đa dạng hóa và cắt giảm khí thải carbon, Châu Âu vẫn sẽ còn một chặng đường rất dài để tìm ra một chiến lược năng lượng mới phù hợp. Nga và EU đang rơi vào một cuộc chạy đua với thời gian. Mục tiêu của Nga là tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu vào mùa đông này, qua đó làm giảm sự ủng hộ của EU đối với Ukraine. Chính phủ Hungary đã sẵn sàng cho một lệnh ngừng bắn tại Ukraina trước nguy cơ xảy ra của một thảm họa kinh tế.
Châu Âu còn vài tháng để chuẩn bị cho viễn cảnh Nga siết chặt nguồn cung năng lượng. Tuy nhiên, thậm chí cả khi những chiến thuật gây sức ép của Moscow có hiệu quả về ngắn hạn thì trong dài hạn, Nga sẽ chứng kiến sự suy giảm của một trong những trụ cột quyền lực chính của mình, đó là năng lượng. Châu Âu đã học được một bài học cay đắng từ việc quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Họ quyết tâm sẽ không bao giờ lặp lại lỗi sai này thêm một lần nào nữa. Một quan chức cấp cao của Đức phát biểu: “Trước chiến tranh, Nga tìm cách đảm bảo doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt trong 30 năm nhưng hiện nay con số này chỉ còn là 3 năm."

Trong ngắn hạn, việc cắt xuất khẩu khí đốt của Châu Âu là một trò chơi nguy hiểm đối với Nga. Khoảng 1 tỷ euro mỗi ngày vẫn đang chảy vào kho bạc của Nga, chủ yếu từ Châu Âu. Nếu Putin từ bỏ khoản thu này, khả năng phát động chiến tranh của ông sẽ nhanh chóng giảm bớt. Nga có thể tìm thấy các thị trường dầu thay thế tương đối dễ dàng, ví dụ như Ấn Độ và Trung Quốc - những quốc gia đang hào hứng tăng cường nhập khẩu dầu với giá thấp từ Nga. Tuy nhiên, khí đốt được xuất khẩu bằng đường ống và các đường ống chính này hướng tới châu Âu. Việc xây dựng hệ thống mới cho Trung Quốc sẽ mất nhiều năm và có thể khiến Nga bị sa lầy.

Việc Châu Âu nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga có thể nhận thấy trong lịch trình công du của các nhà lãnh đạo các nước này. Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban Châu Âu, vừa có mặt tại Israel và Ai Cập, ký một thỏa thuận khí đốt mới. Olaf Scholz, Thủ tướng nước Đức, gần đây đã đến thăm Senegal và quan tâm đến việc phát triển một mỏ khí đốt mới ở đó.

Tuy nhiên, việc Châu Âu thay thế năng lượng của Nga một cách nhanh chóng và thuận lợi như thế nào vẫn còn một câu hỏi lớn. Diễn biến trong 5 năm tới có thể khiến Châu Âu rơi vào tình thế khó khăn, nhu cầu năng lượng của Nga giảm nhưng không bị loại bỏ, người tiêu dùng liên tục phải chấp nhận mức giá cao và ngành công nghiệp phải đối mặt với nguồn cung không đảm bảo.
Ngược lại, Mỹ có một vị thế thuận lợi hơn Nga rất nhiều về dài hạn. Theo Dan Yergin, một nhà phân tích năng lượng hàng đầu, Mỹ đã thay thế Nga trở thành nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới. Giá năng lượng cao hơn là một tổn thất lớn với người tiêu dùng Mỹ, nhưng lại có lợi đối với ngành công nghiệp khí đá phiến của Mỹ. Bài học trong cuộc chiến ở Ukraine mà phương Tây rút ra được là sẽ rất nguy hiểm nếu phụ thuộc vào đối thủ địa chính trị về năng lượng. Mỹ hiện là nhà xuất khẩu ròng năng lượng lớn, trong khi Trung Quốc vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu. Nhưng chỉ với lượng sản xuất của Mỹ thì không thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc giá dầu toàn cầu tăng. Mong muốn của Mỹ nhằm cô lập không chỉ Nga, mà Iran và Venezuela đã củng cố vị thế của Ả-rập Xê-út. Nhưng không giống như Nga hay Iran, Ả-rập Xê-út là một đồng minh lâu năm của Mỹ.

Mối đe dọa thực sự với vị thế của Ả-rập Xê-út không phải là địa chính trị mà là môi trường. Quá trình cắt giảm khí thải cacbon cuối cùng có thể đồng nghĩa với việc thế giới không còn mua những gì người Ả-rập Xê-út đang bán nữa.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do chiến tranh ở Ukraine gây ra đang làm gia tăng nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch không phải của Nga bao gồm than - loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều nhất. Đức đang mở lại các nhà máy sản xuất than băng phiến. Trung Quốc đang tập trung hơn nữa vào than đá - hình thức sản xuất năng lượng nội địa đáng tin cậy nhất của họ. Điều này có thể mang tới những hậu quả nghiêm trọng hơn nữa cho hành tinh chúng ta.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ