"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:15 07/10/2024

Chủ nghĩa dân túy tập trung vào các chính sách kinh tế là một tập hợp các ý tưởng, thường ngẫu nhiên và không hợp lý, được xây dựng để thu hút cử tri đang thất vọng. Những ý tưởng này có thể giúp chính trị gia giành phiếu bầu nhưng lại không có lợi cho nền kinh tế.

Hiện nay, Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống Mỹ, hứa hẹn sẽ trợ cấp cho người mua nhà và trừng phạt "những kẻ tăng giá", trong khi đó, đối thủ của bà, Donald Trump, đưa ra những đề xuất như áp thuế toàn cầu và không đánh thuế vào tiền tip. Những khẩu hiệu này có thể thu hút cử tri, nhưng khi thực hiện có thể gây ra nhiều vấn đề về kinh tế.

Có một ý tưởng khá đơn giản nhưng quan trọng mà chưa ai đề cập đến trong chiến dịch: “Không còn cứu trợ nữa!” Việc chính phủ chi hàng trăm tỷ USD vào năm 2008 và hàng nghìn tỷ USD vào năm 2020 để "cứu" các công ty lớn đã làm mất đi sự cạnh tranh và giảm năng suất. Những gói cứu trợ này giống như chính sách “kinh tế nhỏ giọt”, tuyên bố rằng mọi người sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ dành cho những người giàu có và có quyền lực, nhưng thực tế chỉ làm tăng cảm giác rằng hệ thống đang thất bại và bất công.

Trong những năm qua, chính phủ Mỹ đã tự tạo nhiều "thói quen xấu", như chi tiêu nhiều hơn trong cả thời kỳ phát triển và khó khăn mà không kiểm soát nợ công. Điều này đã khiến tỷ lệ nợ trên GDP của Hoa Kỳ tăng gấp 4 lần. Để ngăn chặn tình trạng này, chính phủ sẽ phải cắt giảm các quyền lợi phổ biến của tầng lớp trung lưu như an sinh xã hội và Medicare, điều mà không đảng nào dám thực hiện.

Ngược lại, cắt giảm các gói cứu trợ không được lòng công chúng có thể giúp giảm bớt gánh nặng nợ. Những gói cứu trợ này làm chậm sự tăng trưởng năng suất do hỗ trợ cho những công ty yếu kém, từ đó tạo ra nhiều rào cản cho các công ty mới.

Vào năm 2008, chính phủ đã sử dụng tiền thuế của người dân để cứu các ngân hàng lớn, trong khi để hàng chục ngân hàng nhỏ phá sản. Công chúng đã rất tức giận về điều này, buộc Quốc hội phải từ bỏ hình thức cứu trợ đó. Sau đó, trong đại dịch, chính phủ lại bơm tiền vào thị trường tài chính, và hệ thống ngân hàng, dù đang gặp khó khăn hay không.

Đến năm 2023, khi nền kinh tế đang phục hồi, nhưng tổn thất ở hai ngân hàng nhỏ (Silicon Valley và Signature) đã kích hoạt các gói cứu trợ mới, được biện minh bởi nỗi sợ rằng nếu để cho người gửi tiền chịu thiệt hại thì có thể gây ra “một cuộc khủng hoảng như năm 2008”. Các gói cứu trợ ngày càng củng cố niềm tin của nhà đầu tư rằng chính phủ sẽ luôn có mặt để hỗ trợ những khoản đầu tư của họ, điều này khiến họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn, làm cho hệ thống tài chính trở nên mong manh hơn — và đối với các nhà chức trách, việc này biện minh cho các gói cứu trợ ngày càng lớn và nhanh hơn.

Để thay đổi tình hình này, cần phải thiết lập lại kỳ vọng về các gói cứu trợ của nhà nước trước khi cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy ra. Các công ty cần hiểu rằng những tổn thất của họ sẽ không được chính phủ bù đắp, để việc chấp nhận rủi ro của họ trở nên hợp lý hơn. Điều này không quá phức tạp, vì văn hóa cứu trợ hiện đại còn khá mới.

Trong 200 năm đầu tiên, Mỹ chỉ triển khai các gói cứu trợ cho các ngân hàng và tập đoàn hai lần, vào những năm 1790 và 1930. Những gói cứu trợ tiếp theo chỉ được thực hiện trong các cuộc khủng hoảng của thập niên 1970, dành cho một số công ty như Penn Central và Chrysler, mặc dù gặp phải sự phản đối gay gắt. Các nhà phê bình đặt câu hỏi tại sao một nền dân chủ lại chỉ chọn cứu giúp một vài công ty lớn.

Gói cứu trợ đầu tiên cho một ngân hàng lớn, Continental Illinois, được triển khai vào năm 1984. Sau thập kỷ đó, gói cứu trợ đầu tiên cho ngành công nghiệp đã được thực hiện, trong cuộc khủng hoảng về tiết kiệm và cho vay, và Chủ tịch Fed Alan Greenspan cũng đã lần đầu tiên cam kết hỗ trợ chính thức cho thị trường tài chính. Đến năm 2008, chi tiêu cứu trợ đã đạt đến mức cực đại.

Thời điểm hiện tại là lúc cần phải làm xu hướng này chậm lại trước khi nó gây ra thêm thiệt hại. Bởi vì các gói cứu trợ đã làm suy yếu sức mạnh của nền kinh tế, chúng nên được thực hiện ít thường xuyên hơn và tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ, những động lực chính tạo ra việc làm. Chính quyền cần phải ổn định các thị trường đang gặp khó khăn, nhưng cũng cần có phải cân bằng.

Ngày càng nhiều gói cứu trợ đang "nuôi dưỡng" những công ty "zombie". Các nhà chức trách nên lưu tâm những lập luận của Walter Bagehot, cha đẻ của ngân hàng trung ương, rằng sự hỗ trợ nên được dùng để giúp các doanh nghiệp có khả năng tồn tại vượt qua "những cơn bão tạm thời", chứ không phải để giúp cho những công ty đang thất bại sống sót mãi mãi.

Giờ đây, chính phủ lo sợ về sự mong manh của hệ thống nên thường chi tiêu quá mức để tránh khủng hoảng. Kết quả là vào năm 2020, quá nhiều cứu trợ đã dẫn đến lạm phát và nợ công tăng cao. Chính vì vậy, cần có một cách tiếp cận thực tế hơn, bắt đầu bằng việc hạn chế cứu trợ của nhà nước.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự phục hồi của USD: Tác động từ những dữ liệu kinh tế và chính trị
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sự phục hồi của USD: Tác động từ những dữ liệu kinh tế và chính trị

Nhờ vào những dữ liệu kinh tế vượt dự báo, USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng Tám, trong khi đó JPY Nhật Bản chịu áp lực từ tình hình chính trị nội bộ. Những diễn biến này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tài chính mà còn gợi ý về sự thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản.
"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

Chủ nghĩa dân túy tập trung vào các chính sách kinh tế là một tập hợp các ý tưởng, thường ngẫu nhiên và không hợp lý, được xây dựng để thu hút cử tri đang thất vọng. Những ý tưởng này có thể giúp chính trị gia giành phiếu bầu nhưng lại không có lợi cho nền kinh tế.
Sau nhiều dữ liệu tích cực, liệu Fed có còn muốn mạnh tay trong cuộc họp tới?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sau nhiều dữ liệu tích cực, liệu Fed có còn muốn mạnh tay trong cuộc họp tới?

Dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ đã gần như dập tắt hy vọng về việc cắt giảm lãi suất thêm 50 bps từ Fed, tạo ra một cú hích lớn cho thị trường tài chính. Sự hồi phục của cổ phiếu và sự gia tăng của USD cho thấy niềm tin đang trở lại, tuy nhiên các yếu tố địa chính trị và dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng toàn cầu.
Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc

EU đang mắc kẹt trong một nghịch lý. Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng hầu hết các khuyến nghị của Mario Draghi về việc tăng năng suất là tốt. Tuy nhiên, gần như không ai kỳ vọng các quốc gia thành viên sẽ đồng ý cùng chia sẻ chủ quyền và nguồn lực cần thiết để thực hiện những đề xuất này.
Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?

Chuỗi dữ liệu kinh tế khả quan gần đây đã khiến các nhà đầu tư ngày càng ủng hộ quan điểm thận trọng của Fed về việc điều chỉnh lãi suất trong những tháng tới. Các chỉ số lạm phát sắp công bố trong tuần tới được kỳ vọng sẽ định hình tâm lý thị trường.
Báo cáo việc làm của Mỹ mang lại sự nhẹ nhõm, nhưng chưa đủ để có thể "ăn mừng"
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Báo cáo việc làm của Mỹ mang lại sự nhẹ nhõm, nhưng chưa đủ để có thể "ăn mừng"

Báo cáo việc làm tháng 9 của Mỹ vào thứ Sáu tuần truóc đã khiến nhiều người lạc quan về tương lai kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.1%. Dù vậy, những tín hiệu này chưa đủ để khẳng định một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế. Với việc tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao và lạm phát chưa hoàn toàn bị kiểm soát, Fed có thể cần cân nhắc thận trọng hơn về các quyết định chính sách trong thời gian tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ