Hàng triệu vị trí đang tuyển dụng, tại sao người lao động Mỹ vẫn thất nghiệp (P1)

Hàng triệu vị trí đang tuyển dụng, tại sao người lao động Mỹ vẫn thất nghiệp (P1)

11:00 18/07/2021

Hàng triệu người Mỹ nói họ không thể tìm được việc làm. Hàng triệu chủ sử dụng lao động lại cho biết họ không tìm được nhân công.

Thông báo tuyển dụng tại một cửa hàng ở Driggs, bang Idaho, Mỹ. Ảnh: WSJ.
Thông báo tuyển dụng tại một cửa hàng ở Driggs, bang Idaho, Mỹ. Ảnh: WSJ.

Trong tháng 5, hơn 9 triệu người Mỹ nói họ không tìm được việc dù muốn đi làm. Trong khi đó, hàng triệu chủ sử dụng lao động cho biết họ không tìm được nhân công và hơn 9 triệu vị trí thiếu người làm - mức cao kỷ lục.

Khi nền kinh tế mở cửa trở lại, quá trình tuyển dụng lại số lượng nhân viên đã sa thải diễn ra khá chậm và có phần phức tạp, trái ngược hoàn toàn với những quyết định cắt giảm nhanh chóng và dứt khoát khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát hồi đầu năm 2020.

Sự mất kết nối giữa người lao động với nhà tuyển dụng lý giải tại sao nhiều công ty phàn nàn về việc gặp khó khăn trong tuyển dụng khi nền kinh tế phục hồi. Tình trạng này còn giúp giải thích tại sao lương tăng nhanh chóng ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp là 5,9% trong tháng 6, cao hơn nhiều so với con số 3,5% trước đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao cho thấy tình trạng dư cung lao động, xét về lý thuyết sẽ khiến tiền lương giảm.

Các nhà hoạch định chính sách cũng bị tác động. Những trở ngại trên thị trường lao động có thể tạo ra áp lực lạm phát, khiến Fed phải rút lại chính sách lãi suất thấp nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặt khác, xét về lâu dài, quá trình tuyển dụng ứng viên phù hợp diễn ra chậm có thể giúp người lao động tìm thấy công việc họ yêu thích, từ đó nền kinh tế cũng phát triển tốt hơn. 

Diễn biến trên thị trường lao động do một số nguyên nhân gây ra. Nhiều người di chuyển trong suốt thời kỳ dịch bệnh và không ở nơi có tuyển dụng. Số khác thay đổi ưu tiên, như muốn làm việc từ xa, tìm thấy lợi ích từ lối sống không cần đi lại. Bản thân nền kinh tế cũng chuyển dịch, dẫn đến công việc trong những ngành, như bốc xếp hàng vào kho, không còn ở đúng nơi, đúng chỗ người lao động sinh sống hoặc không phù hợp với kỹ năng của họ.  Trong khi đó, trợ cấp thất nghiệp kéo dài và hỗ trợ tiền trực tiếp khiến người lao động có thêm thời gian để kén chọn hơn khi tìm việc.

“Thị trường lao động là một thị trường kết nối, nơi bạn là người chọn việc và được công việc đó lựa chọn", Julia Pollak, kinh tế gia về lao động tại thị trường việc làm trực tuyến ZipRecruiter, nói. "Đây không phải là thị trường bán giày hay pizza. Đây là nơi phức tạp hơn nhiều".

Một khảo sát gần đây của ZipRecruiter chỉ ra rằng 70% người từng làm trong ngành khách sạn hiện muốn tìm công việc lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, 55% ứng viên mong muốn làm việc từ xa. Khảo sát hồi tháng 4 của Fed Dallas cho thấy 30,9% người trả lời không muốn quay lại công việc cũ, tăng so với mức 19,8% hồi tháng 7/2020.

Các nhà kinh tế học mô tả quá trình phục hồi chậm của thị trường lao động là “mất cân xứng”, sự mất kết nối giữa người lao động với việc làm. Đây cũng là chủ đề tranh luận gay gắt tại  Fed sau cuộc suy thoái giai đoạn 2008 - 2009. Một số quan chức Fed tin nền kinh tế đang bị ảnh hưởng từ tình trạng kỹ năng không tương xứng. Những người mất việc từ lĩnh vực xây dựng, bất động sản và sản xuất không phù hợp với việc làm tăng thêm ở những lĩnh vực như giáo dục, y tế.

Fed không thể làm gì hơn, tranh luận tiếp tục, và chính sách lãi suất thấp sẽ không khắc phục được tình trạng mất kết nối này.

Một số quan chức Fed đang nhắc lại các quan điểm đó. Trong một báo cáo gần đây về tình trạng lao động làm trái ngành, Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan cho biết “các nhà hoạch định chính sách cần nhận thức về một loạt các yếu tố bên cung có thể đang ảnh hưởng đến việc làm. Đặc biệt, những yếu tố này có thể không bị tác động bởi chính sách tiền tệ”.

Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn giữ quan điểm sự gián đoạn này chỉ là tạm thời và vẫn giữ chính sách lãi suất thấp.

'Thời gian khó khăn trở lại'

Tình trạng mất cân xứng trong thị trường lao động làm đảo lộn mối quan hệ vốn có giữa thất nghiệp và việc làm. Thông thường, tỷ lệ thất nghiệp tăng thì số vị trí tuyển dụng giảm bởi nhà tuyển dụng có rất nhiều lao động để lựa chọn. Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi kèm với lượng lớn cơ hội việc làm. Các nhà kinh tế phản ánh mối quan hệ này bằng biểu đồ mang tên “Đường cong Beveridge”, đặt theo tên của nhà kinh tế học người Anh William. Beveridge nghiên cứu những rào cản trong việc kết nối người lao động với việc làm những năm 1930 và 1940.

Điều bất thường hiện nay là tỷ lệ thất nghiệp và số việc làm cần người đều tăng, kéo dài trong nhiều tháng.

Robin Taylor, sống ở Desert Hills, bang Arizona là một ví dụ. Ông đang phụ trách tổ chức các cuộc họp cho một công ty lớn để ra mắt dược phẩm mới thì Covid-19 bùng phát, khiến các sự kiện tập trung nhiều người không thể diễn ra. Taylor, đã làm trong ngành tổ chức sự kiện doanh nghiệp suốt 35 năm, bị cho thôi việc vào tháng 3/2020.

Nhiều công việc phù hợp với Robin Taylor không trở lại thị trường việc làm sau khi Covid-19 bùng phát. Ảnh: WSJ.

Taylor cho biết ông đã gửi hồ sơ xin việc đến các công ty 4 - 10 lần một tuần nhưng nhiều công việc phù hợp như quản lý dự án, điều phối và sản xuất sự kiện chưa quay lại thị trường việc làm.

"Đúng vậy, tài xế Amazon có khắp nơi. Nhưng chúng tôi không được đào tạo cho những công việc như vậy. Và tôi lo ngại rằng đây sẽ là thời gian khó tìm được việc làm”, Taylor nói.

Thế khó của Taylor được các nhà kinh tế gọi là mất cân xứng "kỹ năng”, có thể hiểu là kinh nghiệm làm việc không phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Một nghiên cứu do Gianluca Violante (Đại học Princeton) và Aysegul Sahin (Đại học Texas) thực hiện tại thành phố Austin, bang Texas, cho thấy số vị trí tuyển dụng còn trống vượt xa số người có kinh nghiệm đang thất nghiệp trong những ngành như bán hàng, dịch vụ ăn uống, giải trí, tài chính và chăm sóc sức khỏe.

Chính Covid-19 tạo ra tình trạng mất cân xứng kỹ năng, Violante nói. "Trong khi sự gia tăng ban đầu của tình trạng mất tương xứng có chiều hướng giảm khi nền kinh tế tái mở cửa, chúng ta lại chứng kiến sự thắt chặt trong một số lĩnh vực có thể dẫn đến làn sóng mất tương xứng thứ hai".

Các yêu cầu về kỹ năng kinh doanh đang dần thay đổi khi nền kinh tế mở cửa và các công ty săn lùng nhân tài.

Nhà tuyển dụng đang nới lỏng các yêu cầu về kỹ năng với nhiều công việc đòi hỏi chuyên môn thấp để  tìm được lao động trong bối cảnh thị trường khan hiếm lao động, công ty phân tích thị trường lao động Emsi Burning Glass cho biết. Ví dụ, tỷ lệ đăng tuyển lễ tân khách sạn có đòi hỏi kỹ năng “dịch vụ khách hàng” giảm mạnh kể từ năm 2019.

Đồng thời, các công ty cũng đưa ra nhiều yêu cầu hơn nhằm tìm kiếm ứng viên phù hợp với các công việc đòi hỏi trình độ cao. Theo Emsi Burning Glass, tỷ lệ đăng tuyển kỹ sư hàng không vũ trụ yêu cầu kiến thức về ngôn ngữ lập trình Python và kỹ năng phần mềm nâng cao đã tăng chóng mặt so với hai năm trước.

Matt Sigelman, CEO Emsi Burning Glass, cho biết sự gia tăng tốc độ tự động hóa và số hóa do ảnh hưởng từ đại dịch là một trong những yếu tố thúc đẩy nâng cao các yêu cầu về kỹ năng đối với lao động trình độ cao.

Những yêu cầu kỹ năng tăng lên nhanh chóng trong lĩnh vực kinh tế tri thức “sẽ đóng lại rất nhiều cơ hội việc làm đối với những người không có các kỹ năng đó", Sigelman nói.

Link gốc tại đây.

NDH tổng hợp theo WSJ

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ