IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022

17:25 26/01/2022

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Nguyên nhân được giải thích là do số ca lấy nhiễm Covid-19 lại gia tăng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục và lạm phát cao hơn cản trở sự phục hồi kinh tế.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố hôm thứ Ba, IMF dự báo ​​tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm xuống 4,4% vào năm 2022 từ mức 5,9% trong năm 2021, với con số của năm nay được điều chỉnh giảm nửa điểm phần trăm so với ước tính trước đó.

“Nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 ở tình trạng kém hơn so với dự kiến ​​trước đây”, báo cáo cho biết, lưu ý thêm rằng “những yếu tố bất lợi” đến tự việc xuất hiện của biến thể omicron và biến động thị trường phức tạp hơn so với giai đoạn cơ quan này đưa ra dự báo trước đó vào tháng 10.

Việc điều chỉnh dự báo cũng có nguyên nhân từ việc triển vọng tăng trưởng ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang suy yếu hơn.

Mỹ được dự báo ​​sẽ chỉ đạt tăng trưởng 4,0% trong năm nay, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ rút lại các biện pháp kích thích tiền tệ và sự gián đoạn chuỗi cung ứng đè nặng lên nền kinh tế số một thế giới. Đồng thời, báo cáo triển vọng cập nhật cũng loại bỏ gói hỗ trợ tài khóa Build Back Better theo đề xuất của Tổng thống Biden sau khi nó không được thông qua.

Trong khi đó, Trung Quốc được dự đoán sẽ chỉ đạt tăng trưởng 4,8% trong năm nay, giảm 0,8 điểm phần trăm so với ước tính trước đó, trong bối cảnh có những gián đoạn sản xuất do chính sách Zero-Covid gây ra và “rủi ro tài chính” của các nhà phát triển bất động sản.

Ở những nơi khác, số ca lây nhiễm Covid-19 vẫn tiếp tục gia tăng cùng với lạm phát và giá năng lượng cao hơn đã ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng toàn cầu, đáng chú ý nhất là ở Brazil, Canada và Mexico.

IMF cho rằng lạm phát cao hơn có thể ​​sẽ tồn tại lâu hơn so với dự đoán trước đây, bổ sung rằng nó sẽ hạ nhiệt vào cuối năm nay "khi sự mất cân bằng cung cầu giảm dần trong năm 2022 và các nền kinh tế lớn đưa ra các chính sách phản ứng".

Với triển vọng dài hạn, báo cáo nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 thêm 0,2 điểm phần trăm lên 3,8%. Tuy nhiên, IMF lưu ý rằng con số này chưa tính đến khả năng xuất hiện của một biến thể Covid-19 mới và cho rằng nếu kịch bản đó xảy ra thì kết quả kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp cận vắc-xin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe công bằng trên toàn cầu.

Link gốc tại đây.

Theo Thời báo Ngân hàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ