JPMorgan Research: GDP Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III

JPMorgan Research: GDP Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III

Như Quỳnh

Như Quỳnh

Junior Analyst

18:56 31/10/2024

Nhận định của JPMorgan New York.

GDP thực tế của Mỹ trong quý III tăng 2.8% theo năm, phù hợp với dự báo của JPMorgan. Chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu của chính phủ tăng mạnh hơn mong đợi, trong khi các công trình phi dân cư và tài sản trí tuệ kém kỳ vọng. Mặc dù tốc độ tăng chung có chậm hơn chút so với 3.0% của quý II, nhưng tăng trưởng trong tiêu thụ cuối cùng (loại trừ tồn kho) lại mạnh hơn, đạt 3.0% so với mức khoảng 2.0% của hai quý trước. Một số lĩnh vực có thể sẽ chậm lại trong các quý tới (tiêu dùng, đầu tư thiết bị, xuất khẩu hàng hóa, chi tiêu quốc phòng), nhưng báo cáo cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định trong quý vừa qua.

Dẫn đầu là người tiêu dùng, với chi tiêu tăng 3.7% - mức cao nhất kể từ đầu năm 2023, với chi tiêu mạnh vào hàng hóa (6.0%) trong khi dịch vụ tăng vừa phải (2.6%). Tăng trưởng chi tiêu này nhờ vào mức tăng 3.5% trong thu nhập thực tế của người lao động và tỷ lệ tiết kiệm chỉ giảm nhẹ từ mức 5.2% xuống 4.8% trong quý II.

Đầu tư cố định tư nhân tăng nhẹ 1.3%, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022. Đầu tư vào thiết bị tăng mạnh 11%, mức cao nhất trong hơn một năm, nhưng xây dựng phi dân cư giảm 4.0%, nhà ở giảm 5.1%, và tài sản trí tuệ tăng nhẹ 0.6%. Các lô hàng máy bay tăng mạnh (414%), nhưng nếu không tính yếu tố này, chi tiêu vào thiết bị tăng ở mức khiêm tốn hơn 2.9%, dẫn đầu là thiết bị xử lý thông tin (15%) và thiết bị công nghiệp (7%), trong khi xe cộ và các thiết bị khác giảm. Dự báo chi tiêu vào thiết bị sẽ chậm lại trong quý IV khi các lô hàng máy bay đã giảm sau pha tăng cao trong quý II và đầu quý III, dù đà phát triển công nghệ AI vẫn hỗ trợ đầu tư vào công nghệ.

Về AI, mặc dù có nhiều thông tin về đầu tư R&D, điều này chưa tạo ra mức tăng lớn trong tài sản trí tuệ tổng hợp trong GDP. Thực tế, tài sản trí tuệ đã chậm lại vài năm qua, với phần mềm tăng 14% trong quý III, R&D không đổi và tài sản giải trí/ nghệ thuật giảm 3%. Trong thập kỷ qua, tài sản trí tuệ tăng trung bình 7% mỗi năm, nhưng chỉ tăng 3.5% trong năm qua và dưới 1% trong hai quý gần đây.

Xây dựng phi dân cư giảm 4% và nhà ở giảm 5%, phản ánh sự giảm tốc trong xây dựng sản xuất máy tính sau các gói kích thích từ chính phủ, cùng với sự yếu kém liên tục của văn phòng và khai thác mỏ/năng lượng. Đối với chi tiêu nhà ở, mức giảm liên quan đến sụt giảm khởi công nhà ở đơn lẻ trước đó và sự giảm dần trong xây dựng nhà ở nhiều gia đình. Với sự ổn định trong khởi công nhà ở đơn lẻ, đầu tư vào nhà ở có thể sẽ gần như không thay đổi trong quý IV.

Tồn kho tăng 60 tỷ USD theo năm, thấp hơn mức 72 tỷ USD quý trước, chủ yếu là xe cộ (36 tỷ USD) và hàng bán lẻ (50 tỷ USD), khiến tồn kho làm giảm 0.2% vào tăng trưởng. Mặc dù tỷ lệ tồn kho/ doanh thu xe cộ vẫn thấp hơn mức trước đại dịch nhưng hiện đã ổn định và các nhà phân tích dự báo mức này sẽ duy trì thấp hơn lâu dài, nên tốc độ tăng tồn kho xe cộ có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ tồn kho tư nhân so với doanh số bán cuối vẫn ở mức thấp kỷ lục, cho thấy còn dư địa để tăng trưởng.

Thâm hụt thương mại tiếp tục mở rộng, làm giảm 0.6% vào tăng trưởng, nhưng xuất khẩu tăng 9% - mức cao nhất trong hai năm qua, dẫn đầu là máy bay, máy tính và các hàng hóa vốn khác. Nhập khẩu cũng tăng mạnh (11%), đặc biệt là thiết bị máy tính, tăng 78% sau mức tăng 96% trong quý trước, một phần nhờ vào đầu tư liên quan đến AI.

Cuối cùng, chi tiêu của chính phủ tăng 5.0%, trong đó chi tiêu quốc phòng tăng đột biến 15% - mức tăng lớn nhất trong hơn 20 năm, đóng góp 0.5% vào tăng trưởng.

JPMorgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ