Khủng hoảng năng lượng, giới đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ Nga

Khủng hoảng năng lượng, giới đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ Nga

15:50 21/10/2021

Giá năng lượng tăng cao đang làm dấy lên làn sóng đặt cược vào các quốc gia xuất khẩu năng lượng. Trong đó, Nga nổi lên là điểm đến được nhiều nhà đầu tư yêu thích.

Đồng rouble của Nga đã tăng giá mạnh nhất trong số các đồng tiền mới nổi nhờ được hậu thuẫn bởi triển vọng nguồn thu từ dầu mỏ sẽ tăng vọt

Cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ của Nga đang trở thành những sản phẩm đầu tư được lựa chọn. Kể từ đầu tháng đến nay, đồng rouble của Nga đã tăng giá mạnh nhất trong số các đồng tiền mới nổi nhờ được hậu thuẫn bởi triển vọng nguồn thu từ dầu mỏ sẽ tăng vọt.

Diễn biến này cho thấy, đây là một trong những loại tiền tệ hấp dẫn nhất trên thị trường đầu tư trong thời gian hậu đại dịch Covid-19. Trong khi chỉ số chứng khoán của các thị trường mới nổi giảm mạnh, chứng khoán Nga tăng vọt. Dự báo lợi nhuận của các công ty năng lượng Nga đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Moscow đã tăng 15% kể từ tháng 6 đến nay.

Trong cùng kỳ, dự báo lợi nhuận của các công ty năng lượng ở Saudi Arabia chỉ tăng 6,7%, của các công ty năng lượng châu Á đi ngang, và của các công ty năng lượng ở Mỹ Latinh thậm chí giảm nhẹ.

So với toàn thị trường, nhóm cổ phiếu năng lượng ở các thị trường như Nga cũng rẻ hơn khoảng 1/3, bất chấp đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Trong quý 3-2021, các nhà quản lý tiền tệ như Carrhae Capital đã chuyển một phần dòng tiền đang đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc sang các cổ phiếu năng lượng Nga.

Quỹ quản lý tài sản của Ngân hàng Wells Fargo cũng chuyển hướng đầu tư sang Nga. JPMorgan thêm vào danh mục các cổ phiếu Nga, đặt cược từ nay đến cuối năm, các cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ và hàng hóa sẽ tiếp tục tăng giá.

Theo Giám đốc đầu tư của quỹ Carrhae Capital Ali Kay, giá năng lượng sẽ tiếp tục tăng, và các quốc gia xuất khẩu năng lượng sẽ được hưởng lợi. Sự chuyển hướng đầu tư này cũng được cho là phù hợp trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường năng lượng trên toàn cầu đang chịu tác động không nhỏ từ những quốc gia nắm vai trò chủ đạo trong việc xuất khẩu năng lượng và khí đốt.

Ngoài lý do xuất phát từ vị thế cường quốc dầu mỏ và khí đốt, Nga đang có nền tài chính mạnh khỏe. Nước này xuất khẩu năng lượng nhiều nhất thế giới có tỷ lệ nợ khá thấp và không ngại tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Ngân hàng trung ương Nga cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này đã đạt mức cao kỷ lục, lên đến 618,181 tỷ USD. Theo số liệu hàng tháng của ngân hàng trên, kho dự trữ ngoại hối của Nga đã tăng thêm hơn 17 tỷ USD, tương đương với mức tăng gần 2,9% trong tháng 8-2021.

Thông báo mới nhất của Chính phủ Nga cho biết, nền kinh tế Nga đã phục hồi ở mức trước đại dịch Covid-19. GDP của Nga trong 8 tháng đầu năm 2021 đã tăng 4,7%. Chính phủ Nga đánh giá kinh tế nước này đã đi vào quỹ đạo tăng trưởng.

Bộ Phát triển kinh tế Nga dự báo, tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2021 sẽ chạm mức 4,2%. Tăng trưởng kinh tế được tạo điều kiện nhờ xuất khẩu nguyên liệu thô phục hồi nhanh chóng, kim ngạch thương mại và đầu tư vào tài sản cố định tăng nhanh.

Ngoài ra, với việc Dòng chảy phương Bắc 2 đi vào hoạt động, khả năng nắm giữ thị trường năng lượng của Nga ở châu Âu sẽ ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần củng cố thêm lòng tin cho giới đầu tư.

Ngay sau khi Điện Kremlin tuyên bố đồng ý tăng sản lượng khí đốt cấp cho EU, lập tức giá khí đốt đã quay đầu giảm. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin thể hiện sẵn sàng hỗ trợ cho châu Âu trong khủng hoảng khí đốt cũng khiến các thị trường giao dịch năng lượng “thở phào nhẹ nhõm”.

Link gốc tại đây.

Theo Vietstock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ