Kịch bản cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng: Kết quả nào được thị trường mong chờ nhất?

Kịch bản cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng: Kết quả nào được thị trường mong chờ nhất?

16:50 02/07/2020

Có 4 kịch bản có thể xảy ra trong cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra cuối năm nay. Cuộc chiến giữa hai ứng viên Trump và Biden, hay sâu xa hơn là giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, có thể là bước ngoặt đáng kể cho thị trường. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

  • Sự bình thường quay trở lại dưới thời Biden và đảng Cộng Hòa chiếm ưu thế ở Thượng viện sẽ là kịch bản được chào đón bởi thị trường.
  • Xác suất chiến thắng áp đảo đang tăng lên của đảng Dân Chủ có thể khiến thị trường sụt giảm.
  • Một chiến thắng tiếp theo của Trump và không có sự thay đổi tại Quốc hội có thể khiến các nhà đầu tư bỏ qua kết quả của cuộc bầu cử.
  • Trong kịch bản khó xảy ra nhất với một chiến thắng áp đảo cho Đảng Cộng Hòa có thể kích hoạt cho xu hướng tăng giá của thị trường.

Giúp nước Mỹ “bình thường” trở lại. Đó dường như là thông điệp được truyền đi bởi Joseph R.Biden, người được dự đoán sẽ là ứng viên Tổng thống của đảng Dân Chủ. Nổi tiếng với cương vị Phó Tổng thống dưới thời Obama, ông Biden có bề dày kinh nghiệm sâu rộng và nhiều khả năng mang tới cánh tay lèo lái vững chắc hơn cho nước Mỹ. Sự thiếu hụt về sức hút của ông có thể được bù đắp tốt bởi ấn tượng về một người đàn ông chuẩn mực – người có thể sẽ giúp mang đến những quyết định đúng đắn trước nguy cơ của cuộc khủng hoảng sắp tới.

Biden là một Nghị sĩ trung lập của đảng Dân Chủ, người đang nỗ lực phục hồi lại nền kinh tế như cách ông đã làm sau cuộc Đại Khủng Hoảng dưới thời Tổng thống Obama. Một sự tăng trưởng ổn định dưới nhiệm kỳ của ông nhiều khả năng sẽ diễn ra.

Vấn đề đối với Trump

Tổng thống đương nhiệm Donald J.Trump đã thất bại trong phép thử đoàn kết dân tộc giữa làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc và đại dịch Covid-19. Ông đã mất khoảng 2,8 triệu lá phiếu phổ thông trong năm 2016 và cũng không hề có ý định giành lại những lá phiếu từ những người không ủng hộ mình.

Các cuộc bầu cử trước tiên và quan trọng nhất chính là những cuộc chưng cầu ý dân đối với vị Tổng thống đương nhiệm và điều này càng quan trọng hơn đối với một người luôn khao khát sự chú ý như ông Trump. Cho tới trước thời điểm đầu tháng 3, Trump đã luôn xem thường đại dịch COVID-19, cho rằng đây chỉ là trò chơi khăm từ phía đảng Dân Chủ, và chỉ tâp trung vào việc tái tranh cử của bản thân thay vì sức khỏe của những người dân mà ông đang lãnh đạo.

Những hành động ích kỷ của một con người sinh ra trong gia đình giàu có và đã bị phá sản một vài lần - điều hoàn toàn trái ngược với những giấc mơ Mỹ điển hình – có thể sẽ phù hợp với những chương trình truyền hình thực tế nhưng sẽ không thể đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới tiến lên phía trước.

Trump, người đã từ chối công khai báo cáo thuế và những xung đột lợi ích của mình, đã gây hấn với đồng minh và giới cầm quyền, làm nứt gãy trật tự mà Mỹ đã dày công gây dựng. 4 năm cầm quyền tiếp theo có thể sẽ làm tổn hại hơn quan hệ quốc tế của Mỹ, qua đó giáng một đòn mạnh vào hoạt động thương mại và nền kinh tế của nước này.

Dấu ấn duy nhất của Trump đó hiệu ứng của ông tới nền kinh tế, tuy nhiên điều này cũng đang phai nhạt nhanh chóng. Ngay cả sau khi làn sóng thứ 2 của dịch bệnh đã hiện ra rõ ràng, Trump vẫn từ chối làm gương cho người dân bằng việc đeo khẩu trang cũng như chối bỏ mọi trách nhiệm liên quan.

Sự ám ảnh của vị Tổng thống về hình ảnh chiến thắng có thể sẽ trở thành một điều nguy hiểm khi ông ta có thể sẽ tham quyền cố vị kể cả khi thua cuộc.

Biden hiện đang dẫn trước khá xa với khoảng cách 9.5% phiếu bầu so với Trump – người hiện đang dần trở nên lép vế. Tại các bang trung lập, Trump hiện cũng đang bị thất thế.

Kết quả khảo sát cử tri bầu cử Tổng thống Mỹ. Nguồn: FiveThirtyEight.com

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của các ứng viên đảng Dân Chủ

Trong khi các nhà đầu tư có thể ưa thích sự khuôn phép của Biden so với sự khó đoán của Trump, họ có lý do để lo ngại về đối thủ trong cùng đảng của ông Biden – Bernie Sanders và Elisabeth Warren. Cả 2 vị Thượng nghị sỹ nổi tiếng đều đang muốn hướng đảng của mình theo hướng cánh tả, với Sanders ủng hộ cải cách đạo luật chăm sóc sức khỏe, điều sẽ động vào ngành công nghiệp dược phẩm và Warren là tiếng nói ủng hộ chính cho việc siết chặt lại thị trường tài chính.

Lấy cảm hứng một phần từ chủ nghĩa dân túy của ông Trump, phe cánh tả cấp tiến của đảng Dân Chủ đã dần tạo dựng được chỗ đứng cho riêng mình. Alexandra Ocasio Cortez, một nghị sĩ trẻ và đầy lôi cuốn, đang kêu gọi việc tăng thuế trở lại.

Hiện tại, đảng Dân Chủ đang kiểm soát Hạ viện và đảng Cộng Hòa chiếm đa số ở Thượng viện. Bỏ qua những xung đột đảng phái, sự phối hợp của 2 đảng đã tỏ ra hiệu quả trong việc mang tới gói giải cứu tài khóa kịp thời trong cuộc khủng hoảng COVID-19 vừa qua.

Chiến thắng áp đảo của đảng Cộng hòa vào năm 2016 đã kích hoạt sự tăng giá của thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư thấy khả năng thay đổi của các chính sách tại thời điểm đó. Đảng này sau đó đã thành công trong việc thông qua luật cắt giảm thuế - cũng là chiến thắng về lập pháp duy nhất của Trump.

Điều ngược lại có thể sẽ xảy ra nếu đảng Dân Chủ chiến thắng áp đảo tại lưỡng đảng. Một quốc hội thống nhất có thể sẽ dễ dàng xóa bỏ đạo luật giảm thuế và đưa ra những quy định mới, khiến thị trường giảm xuống mức thấp hơn. Đảng Cộng Hòa đang bảo vệ 23 ghế tại Thượng viện và đảng Dân Chủ chỉ có 12 ghế. Hầu hết các nghị sĩ được kỳ vọng sẽ tái đắc cử, qua đó giữ thành phần của Quốc hội không đổi.

Mặc dù vậy, nhiều bang ở Mỹ cho phép cử tri chọn ứng viên Tổng thống ở phía trên của phiếu bầu và những sự lựa chọn bên dưới sẽ tự động về phía đảng tương tự. Điều này có nghĩa là nếu như các thượng nghị sỹ đảng Cộng Hòa muốn đẩy Trump thua cuộc thì có thể cũng sẽ tự đánh mất ghế của chính mình.

Hiện cuộc chiến tạiThượng viện đang cân bằng khi cả 2 đảng đều đang có cho mình 48 ghế và 4 vị trí còn lại sẽ là sự tranh giành giữa 2 bên.

Tình hình tranh cử tại các Bang của Mỹ. Nguồn: Realclearpolitics.com

Một điều quan trọng cần nhớ đó là trong trường hợp số ghế 2 bên nắm giữ tại Thượng viện là cân bằng, kết quả bầu cử của vị trí phó Tổng thống sẽ đóng vai trò quyết định. Điều này sẽ làm gia tăng khả năng người tranh cử cùng với Biden – hiện vẫn chưa được quyết định – sẽ là điểm mấu chốt do cả 2 ứng viên hiện tại (Sander và Warren) đều có xu hướng ủng hộ các dự luật theo hướng bất lợi đối với thị trường.

Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 03 tháng 11, do vậy sẽ còn có rất nhiều thay đổi từ giờ cho tới lúc đó. Tại thời điểm viết bài, mối quan tâm của các nhà đầu tư hiện vẫn đang hướng tới coronavirus cũng như các biện pháp tài khóa và tiền tệ nhằm đối phó dịch bệnh. Tuy nhiên, những thay đổi lớn về quan điểm của người dân Mỹ dù sớm hay muộn cũng sẽ nhận được sự quan tâm lớn của thị trường.

Sau đây sẽ là 4 kịch bản có thể xảy ra cho cuộc bầu cử sắp tới, thị trường sẽ có sự biến động rất mạnh vào ngày bầu cử, tuy nhiên cũng sẽ dần có sự dịch chuyển từ giờ cho tới ngày 03/11

1) Biden trúng cử, đảng Cộng Hòa kiểm soát thượng viện

Như đã đề cập ở trên, sự quay trở lại của một vị Tổng thống chuẩn chỉ, đồng thời không tạo ra sự thay đổi căn bản nào trong chủ nghĩa tư bản của Mỹ sẽ góp phần xoa dịu thị trường. Điều này có thể giúp Mỹ thắt chặt lại mối quan hệ thương mại với thế giới và cũng như sự hỗ trợ về tài khóa.

Mặc dù sự dẫn trước của Biden cho thấy đảng Dân chủ đang có cơ hội giành lấy thượng viện, điều này cũng chứng tỏ vẫn tồn tại thách thức rất lớn dành cho đảng này. Do vậy, kịch bản một Quốc hội cả hai đảng cùng nắm quyền là điều dễ xảy ra nhất.

Một kịch bản phụ đó là Trump không chấp nhận thất bại và cho rằng có gian lận. Điều này có sẽ đẩy nước Mỹ vào hỗn loạn với một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Tuy nhiên, xác suất xảy ra là rất thấp và nếu như ông Trump chọn nước đi này, các nghị sĩ đảng Cộng Hòa sẽ sẵn sàng loại bỏ ông để xoa dịu thị trường.

2) Chiến thắng áp đảo cho đảng Dân Chủ

Nếu Sanders và Cortez nắm quyền và thiết lập chính sách thì sẽ là một cơn ác mộng đối với các nhà đầu tư, và có thể khiến cổ phiếu giảm điểm nếu điều này dần trở thành hiện thực. Không chỉ là cổ phiếu các ngân hàng hay công ty dược phẩm mà sẽ là toàn thị trường bị tác động.

Xác suất xảy ra là ở mức trung bình và sẽ phụ thuộc vào việc liệu Trump có bị hụt hơi so với các ứng viên trong cùng đảng hay không. Các cố vấn của ông được kỳ vọng có thể sẽ giúp cho ông này lấy lại sự ủng hộ của các cử tri thuộc đảng Cộng Hòa.

3) Trump tái đắc cử, Quốc hội chia rẽ

Trong kịch bản này, Trump có thể sẽ tiếp tục thắng cử bằng các phiếu đại cử tri dù chỉ nhận được số phiếu phổ thông ít ỏi. Một số cử tri sẽ giận dữ, tuy nhiên đảng Dân chủ sẽ chấp nhận điều này. Kết quả này cơ bản sẽ giữ nguyên trạng thái hiện tại và không khiến cho thị trường quá để tâm.

Trong khi Trump có thể sẽ tiếp tục làm tổn hại quan hệ quốc tế, ông này cũng khó có thể thông qua một đạo luật quan trọng mới nào trong nhiệm kỳ mới.

4) Chiến thắng áp đảo cho đảng Cộng hòa

Đây là kịch bản ít khả năng xảy ra nhất. Trái ngược với Thượng viện – nơi các bang lớn và nhỏ đều có tiếng nói ngang bằng – Hạ viện lại là nơi đại diện tốt hơn cho tiếng nói người dân Mỹ. Mặc cho bê bối gian lận bầu cử của đảng Cộng Hòa trước đây, sự dẫn dắt của đảng Dân Chủ đối với người dân Mỹ nhiều khả năng sẽ được phản ánh trong số phiếu bầu tại Hạ viện, đúng như điều đã xảy ra vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, nếu cử tri chuyển hướng sang phía Trump như điều ông đang khẳng định, các phiếu bầu sẽ giúp gia tăng sự xuất hiện của đảng Cộng Hòa ở Hạ viện và khiến kịch bản năm 2016 lặp lại. Trong khi các nhà đầu tư có thể e ngại sở thích gây hấn của Trump trên trường quốc tế, họ có thể an lòng phần nào khi chí ít các vấn đề sẽ  được đưa ra nghị sự tại lưỡng viện trước khi được thông qua chính thức.

Kết luận

Kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất đó là Biden đánh bại Trump nhưng đảng Cộng Hòa vẫn giữ được đa số tại Thượng viện. Điều này sẽ có tác dụng xoa dịu thị trường trừ khi đương kim Tổng thống không muốn ra đi trong êm đẹp. Kịch bản có khả năng xảy ra thứ 2 sẽ là chiến thắng áp đảo dành cho đảng Dân Chủ và có thể kích hoạt làn sóng bán tháo trên thị trường tài chính. Tiếp sau đó sẽ là kịch bản ông Trump tái đắc cử và không có sự thay đổi trong Quốc hội, dự kiến sẽ không gây tác động lớn tới thị trường. Kịch bản ít có khả năng xảy ra nhất sẽ là một sự lặp lại kết quả của cuộc bầu cử năm 2016.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ