Kinh tế Nhật Bản ra sao sau 8 năm dưới nhiệm kỳ ông Shinzo Abe?

Kinh tế Nhật Bản ra sao sau 8 năm dưới nhiệm kỳ ông Shinzo Abe?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

21:46 28/08/2020

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa từ chức trong bối cảnh quốc gia này đang phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế. Chính sách kinh tế nổi tiếng của ông có thể sẽ là lối thoát duy nhất lúc này

Chưa đầy một tuần sau khi đánh dấu cột mốc là người giữ chức Thủ tướng lâu nhất trong lịch sử, ông Shinzo Abe đã tuyên bố từ chức do những vấn đề về sức khỏe. Nhiệm kỳ tám năm của ông bắt đầu bằng việc Nhật Bản đánh mất vị trí của mình trong một trật tự thế giới mới: Trung quốc trở thành cường quốc thương mại số một Châu Á và nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Khôi phục tăng trưởng, hoặc ít nhất là chặn lại đà suy yếu, đã trở thành mục tiêu ưu tiên của ông Abe. 

Vị Thủ tướng rời đi để lại chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ đặc trưng, đang triển khai với công suất tối đa do khủng hoảng Covid-19. Điều này có nghĩa là người kế nhiệm có thể sẽ giữ nguyên nội dung các chính sách trên. Với sự thu hẹp của nền kinh tế lên tới 27,8% vào Quý trước, có lẽ sẽ không còn có nhiều lựa chọn khác. 

Thủ tướng tiếp theo có thể sẽ được lựa chọn từ các thành viên nội các của ông Abe. Tổng thư ký nội các, Yoshihide Suga, cánh tay phải của ông Abe, là một ứng cử viên có thể được lựa chọn tạm thời nếu như các đảng phái Nhật Bản chưa thể đi đến thống nhất.

Sự ra đi của ông Abe cũng khép lại một chương dài của gia đình ông với cương vị quan trọng tại thượng tầng chính trị Nhật Bản. Người chú vĩ đại của ông, Eisaku Sato, và ông nội, Nobusuke Kishi, đều đã từng giữ chức Thủ tướng. Nhưng ngay cả khi Nhật Bản đã sẵn sàng cho một khởi đầu mới, cần phải nhìn nhận rằng quá khứ không chỉ có toàn sự thất bại. Khi tôi sinh sống ở đây từ năm 1999 tới 2001, sự lo lắng sâu rộng đã tạm thời hạ nhiệt sau khi bong bóng kinh tế sụp đổ một thập kỷ trước đó. Và trong những chuyến thăm dưới thời ông Abe, tôi đã cảm nhận được một nguồn năng lượng rất khác biệt.
Ông Abe đã bước vào nội các và hứa hẹn sẽ chỉnh đốn mọi thức trở lại. Nó còn hơn một câu hỏi đơn thuần về kinh tế: An ninh quốc gia đòi hỏi một cú huých tới tăng trưởng. Giờ đây, giữa những biến động của đại dịch, chính di sản của ông sẽ mang tới những manh mối cho quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Dưới đây là tóm tắt của những bài báo tôi đã thực hiện về Nhật Bản dưới thời Abe:

"Abenomics cuối cùng đã tìm thấy khoảnh khắc thiên tài": Với việc kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với sự suy thoái sâu sắc nhất kể từ những năm 1950, có thể sẽ là vội vàng để kết luận rằng bình minh của chính sách kinh tế dưới thời Abe (Abenomics) đã tới. Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, "3 mũi nhọn" của chương trình kinh tế trên đã dần mất động lực. Chính sách tài khóa phình to, sự nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ và nỗ lực để giải phóng hoạt động kinh doanh ra khỏi những kìm kẹp về quy định đã thất bại trong việc đem lại mức phục hồi kinh tế tương xứng. Đúng là Abenomics đã có những thất bại, nhưng để bỏ qua những thành công của nó sẽ là một sai lầm. Di sản của chính sách kinh tế trên sẽ còn tồn tại sau nhiệm kỳ của ông Abe, và sẽ là bài học đối với những nhà lãnh đạo tương lai của Nhật Bản cũng như những người xây dựng chính sách trên toàn cầu.

"Nhật bản đang hướng tới sự phá sản": Quy mô kích thích của Tokyo đang tương ứng với gánh nặng từ đại dịch Covid. Thủ tướng Shinzo Abe đã tiết lộ gói kích thích thứ hai trong hai tháng trị giá khoảng 117 nghìn tỷ yên (1 nghìn tỷ USD), mức vượt trội so với giai đoạn Đại Suy thoái. Ông Abe cho biết quy mô đối phó với cuộc suy thoái lớn nhất kể từ năm 1930 sẽ đạt mức khoảng 40% GDP. "Cú đấm" tài khóa trên sẽ không thể ngăn cản sự sụt giảm mạnh của kinh tế Nhật Bản mà có thể sẽ chỉ có tác dụng làm dịu bớt nó. 

"Chào mừng ông Abe. Nước Nhật vẫn đang chờ đợi": Với một người đã đắc cử gần 8 năm trước đây và cam kết sẽ hồi phục lại sức sống cho nền kinh tế Nhật Bản, việc phải quay trở lại vạch xuất phát có lẽ sẽ rất đau đớn đối với ông Shinzo Abe. Ông ta được ủng hộ từ số đông nghị trường và không có ai thách thức vị trí lãnh đạo trong nội bộ đảng Dân chủ Tự do. Tuy nhiên, bất chấp sự bảo đảm trên, động thái của ông Abe trước cuộc khủng hoảng Covid-19 chưa cho thấy khả năng lãnh đạo của mình. Ông chậm trễ trong việc trì hoãn tổ chức Thế vận hội - quyết định chỉ được đưa ra sau khi một số quốc gia cho biết sẽ không cử đội tuyển tham dự. Abe trông giống như đang bị mắc kẹt bởi các sự kiện thay vì một người đang ở đỉnh cao của quyền lực.

"NHTW không thể cứu các tiệm cắt tóc trống không": Một chuyến đi dạo quanh các tiệm làm tóc trống không và các hàng quán với máy chơi game rỉ sét tại Hokkaido, điểm cực bắc của Nhật Bản, cho thấy thách thức về nhân khẩu học đối với đất nước này. Những nơi như Naie, một thị trấn gần 5,000 người, chỉ ra phạm vi cần thực hiện đối với những nhà tạo lập chính sách tiền tệ Nhật Bản, và cho thấy NHTW nước này đang không sẵn sàng để giải quyết với các vấn đề tại trung tâm của nền kinh tế.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ