Lạm phát được dự báo lên gần mức cao nhất 40 năm, người dân và chính phủ Mỹ 'shock nặng'

Lạm phát được dự báo lên gần mức cao nhất 40 năm, người dân và chính phủ Mỹ 'shock nặng'

17:17 10/12/2021

Mỹ đang chuẩn bị bước vào năm Covid thứ 3 khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và virus tiếp tục có những đột biến. Nhưng đối với Washington và Phố Wall, một cơn "dư chấn" Covid đang làm lu mờ hầu hết mọi thứ khác.

Lạm phát vốn đã tăng nóng được dự báo sẽ còn tăng mạnh hơn nữa khi số liệu chính thức được công bố vào tối ngày 10/12 (giờ Hà Nội) lên 6,8%. Đây là mức cao nhất kể từ khi Ronald Reagan làm tổng thống vào đầu những năm 1980 và trong hầu hết cả cuộc đời người dân Mỹ.

Mức giá cao hơn đã mang lại một năm khởi sắc cho các doanh nghiệp Mỹ và nhiều trong số đó đang ghi nhận biên lợi nhuận cao chưa từng có kể từ những năm 1950. Song, đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden và Fed, tình hình ngày càng đáng lo ngại.

Lạm phát được dự báo lên gần mức cao nhất 40 năm, người dân và chính phủ Mỹ shock nặng  - Ảnh 1.

Số liệu CPI chính thức và dự báo của các nhà kinh tế.

Lạm phát gia tăng có thể sẽ dẫn đến một số thay đổi lớn trong năm tới, khi Fed hướng tới việc nâng lãi suất và ông Biden chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ với độ tín nhiệm đang sụt giảm.

Vậy điều gì đã dẫn đến tình thế này? Về cơ bản, đại dịch đã khiến thế giới gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và vận chuyển hàng hoá. Chính phủ hỗ trợ việc tăng lương chưa từng có trong cuộc khủng hoảng này, vì vậy các hộ gia đình vẫn muốn chi tiêu nhiều hơn. Hơn nữa, những đợt phong toả và tâm lý thận trọng do Covid khiến sức mua tập trung vào hàng tiêu dùng thay vì dịch vụ.

Đó là lý do tại sao hàng dài tàu chở hàng đứng chờ ngoài khơi Los Angeles, trong khi các đại lý liên tục nâng giá xe cũ. Giá hàng hoá toàn cầu tăng khiến người Mỹ phải chi nhiều hơn tại các cửa hàng tạp hoá và cho xăng dầu.

Theo Omair Sharif - chủ tịch công nghiên cứu Inflation Insights, cho biết, những dấu hiệu dầu tiên cho thấy lạm phát thực sự tăng tốc là từ tháng 2. Ông nói: "Một thứ gì đó đang ‘sục sôi’ ở bên dưới, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô."

Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn do ảnh hưởng của đại dịch đã khiến hoạt động sản xuất ô tô mới bị đình trệ. Vì vậy, người mua - cả các công ty cho thuê xe, đã phải chấp nhận mức giá cao để mua ô tô cũ.

Lạm phát được dự báo lên gần mức cao nhất 40 năm, người dân và chính phủ Mỹ shock nặng  - Ảnh 2.

Giá ô tô đã qua sử dụng.

Dù nhận được khoản tiền hỗ trợ đáng kể từ những đợt kích thích trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD, người tiêu dùng Mỹ vẫn e dè khi chi tiền cho cá phòng gym hay nhà hàng vì lo ngại dịch bệnh lây lan. Thay vào đó, họ mua nhiều hàng hoá hơn. Thiếu nguyên vật liệu và nhân công cũng tạo ra những điểm tắc nghẽn trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Aneta Markowska - nhà kinh tế trưởng tại Jefferies, cho biết: "Đó là cú sốc về nhu cầu. Về cơ bản, chính người tiêu dùng Mỹ đã góp phần thúc đẩy lạm phát khi mua nhiều hơn mức nền kinh tế toàn cầu có thể sản xuất."

Khi các quốc gia khác cũng đang hồi phục dù tốc độ không mạnh mẽ như Mỹ, thì các loại hàng hoá toàn cầu như dầu mỏ cũng đang dần hồi phục. Hiện tại, giá xăng ở Mỹ đã tăng 50% so với 1 năm trước.

Giá hàng hoá tăng không chỉ ở lĩnh vực năng lượng. Một trong những phân khúc được chú ý là thị trường gỗ xẻ, khi giá tăng khoảng 70% từ đầu tháng 3 đến tháng 5. Khi bong bóng gỗ xẻ vỡ, một số quan chức - bao gồm cả ông Powell, lấy đó là ví dụ cho thấy lạm phát có thể sớm hạ nhiệt như thế nào. Song, giá lương thực toàn cầu tăng trở lại sau khi tạm lắng vào tháng 6 và 7. Thời tiết xấu đã đẩy giá lương thực lên 27% trong 12 tháng tính đến tháng 11.

Hiện tại, kế hoạch của ông Biden là tiếp tục đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào dịch vụ chăm sóc trẻ em và năng lượng sạch thông qua gói kích thích. Tuy nhiên, các thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội lại cho biết chi tiêu của chính phủ chính là nguyên nhân khiến lạm phát gia tăng và không ủng hộ cho việc chính phủ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế và các chương trình trong đó đã được giảm quy mô.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đến gần, tỷ lệ bầu của ông Biden đang giảm. Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri không hài lòng với cách ông hỗ trợ nền kinh tế và có xu hướng đổ lỗi cho ông vì khiến lạm phát tăng. Ông Biden đang thành lập một lực lượng đặc biệt để xử lý vấn đề tắc nghẽn của chuỗi cung ứng và giải phóng dự trữ xăng dầu.

Lạm phát được dự báo lên gần mức cao nhất 40 năm, người dân và chính phủ Mỹ shock nặng  - Ảnh 3.

Quan điểm của người dân Mỹ về xu hướng của nền kinh tế.

Trong khi đó, trước bối cảnh lạm phát tăng nóng, Fed cuối cùng cũng đưa ra quan điểm cứng rắn. Mới đây, ông Powell cho biết các quan chức NHTW sẽ xem xét về việc giảm quy mô kích thích tiền tệ vào cuộc họp chính sách ngày 14-15/12 tới. Rất có thể, Fed sẽ ngừng việc mua trái phiếu sớm nhất là vào tháng 3 và bắt đầu nâng lãi suất vào giữa năm sau.

Hiện tại, lạm phát không chỉ là chủ đề thảo luận riêng của các nhà hoạch định chính sách mà còn cả người dân Mỹ. Hồi tháng 11, trong cuộc khảo sát của Đại học Michigan, cứ 1 người thì có 4 người cho biết lạm phát đã khiến mức sống của họ đi xuống, mọi thứ đều tăng giá gấp đôi so với 6 tháng trước.

Dù Bloomberg Economics dự đoán lạm phát của Mỹ sẽ ở gần mức 7% trong vài tháng tới, thì ngày càng nhiều chuyên gia đồng tình rằng tình hình sẽ bớt căng thẳng vào năm tới. Thị trường năng lượng hiện đã hạ nhiệt, khi giá dầu giảm khoảng 15% kể từ cuối tháng 10.

Theo dự báo, cước vận chuyển và nhiên liệu sẽ thấp hơn vào năm 2022. Lạm phát hàng hoá lâu bề ước tính cũng chậm lại khi đại dịch bớt căng thẳng và các hộ gia đình quay trở lại chi tiêu ở mức bình thường.

Link gốc tại đây.

Theo CafeF

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ