Lạm phát hay giảm phát: Tất cả đều do Fed quyết định
Liệu Fed có phải là đấng toàn năng, quyết định mọi yếu tố trong nền kinh tế?
Giữa các nhà đầu tư và các nhà kinh tế học vẫn tồn tại những bất đồng quan điểm về điều gì sẽ xảy ra với lạm phát trong vài tháng tới. Liệu việc Fed “in tiền” có tạo ra lạm phát không? Hay chúng ta sẽ chứng kiến giảm phát khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái? Trong bài viết này, tôi đưa ra giả thuyết rằng cả 2 kết quả này vẫn có khả năng xảy ra. Trong cả 2 trường hợp, chất xúc tác sẽ là chính sách của Fed, có nghĩa là lạm phát hay giảm phát là do Fed quyết định. Bất cứ trường hợp nào xảy ra, chúng ta vẫn sẽ chứng kiến tăng trưởng chậm chạp và của cải bị tàn phá trong những năm sắp tới.
Fed không phải đấng toàn năng
Rất nhiều nhà đầu tư cố hữu với tư tưởng “Đừng chống lại Fed”. Họ tin rằng Cục dự trữ Liên bang có quyền hạn gần như không giới hạn để hỗ trợ thị trường và cung cấp nguồn tài trợ giá rẻ cho các ngân hàng cũng như chính phủ Hoa Kỳ. Không thể phủ nhận rằng Fed có quyền lực trong việc dịch chuyển thị trường và hành động của họ có những tác động mạnh tới diễn biến trên thị trường chứng khoán và các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng và lạm phát. Năm 2008, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ Fed, với sự giúp đỡ của Bộ Tài chính, đã ngăn chặn được sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Mỹ. Chỉ vài tháng trước, Fed cũng đã cố gắng ngăn chặn dòng chảy trong thị trường repo và trái phiếu doanh nghiệp. Để làm được điều này, nó đã phải giảm lãi suất và tăng quy mô bảng cân đối kế toán tới mức chưa từng có.
Tuy nhiên Fed và những NHTW khác không phải là những thực thể toàn năng, và những hành động của họ thường là kết quả của những suy nghĩ mơ mộng thay vì sự áp dụng chính sách đáng tin cậy. Điều này được thể hiện rõ khi 20 năm qua, Fed và đặc biệt là ECB đang phải vật lộn để hoàn thành nhiệm vụ của họ: duy trì lạm phát ở mức 2% mỗi năm. Trong vài năm qua, hầu hết các nền kinh tế phương Tây đang phải chống lại tình trạng giảm phát. Bất chấp các công cụ tiền tệ của họ, các ngân hàng trung ương đã thất bại thảm hại trong nỗ lực tăng giá tổng thể. Giải thích đơn giản là Fed và các NHTW khác có toàn quyền kiểm soát số lượng tiền, nhưng họ không thể kiểm soát tốc độ mà tiền tệ lưu chuyển trong nền kinh tế (velocity). Cung tiền đang gia tăng nhanh hơn bao giờ hết, nhưng các tác nhân kinh tế không phản ứng như mong muốn, có nghĩa là hầu hết các khoản tiền bơm ra thay vì được luẩn chuyển để kích thích nền kinh tế, đều đang nằm im trong dự trữ ngân hàng.
Một sự lựa chọn khó khăn
Các ngân hàng trung ương, và cụ thể hơn là Fed, hiện đang đứng trước một lựa chọn quan trọng là phải làm gì tiếp theo. Sau đợt kích thích tiền tệ chưa từng có, nhiều người đang nói về nhu cầu "bình thường hóa" chính sách tiền tệ. Điều này liên quan tới việc tăng lãi suất chậm rãi và giảm bớt khối lượng mua chứng khoán, cắt giảm dần số dư trên bảng cân đối kế toán 800 nghìn tỷ của Fed. Vấn đề là những chính sách hawkish như vậy sẽ gây ra những hậu quả bất lợi cho thị trường cổ phiếu và thậm chí là kết quả còn tồi tệ hơn. Chúng ta đã thấy Fed cố gắng bình thường hóa chính sách vào năm 2017, sau đó nhanh chóng là sự sụp đổ 11% trên thị trường. Kết quả thậm chí sẽ tồi tệ hơn vào thời điểm này. Một chính sách tiền tệ thắt chặt không chỉ làm giảm bong bóng tài sản mà còn củng cố sức mạnh của đồng dollar, điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới những khoản vay của thị trường mới nổi tính bằng dollar. Trên hết, nó sẽ tăng gánh nặng trả lãi của chính phủ. Ở kịch bản này, giảm phát sẽ nhanh và mạnh. Kịch bản này có thể coi là cách tiếp cận “chấp nhận thương đau”. Chấp nhận một sự điều chỉnh mạnh mẽ nhưng ngắn hạn để thoát khỏi nền kinh tế nợ nần chồng chất và các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, Fed không muốn làm điều này. Lý do duy nhất Fed thậm chí sẽ xem xét việc tăng lãi suất là để họ có khả năng hạ lãi suất một lần nữa khi cuộc suy thoái tiếp theo xảy ra.
Giải pháp thay thế là duy trì lãi suất ở mức 0% và gói QE. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến đồng đô la yếu hơn, lạm phát, giảm giá trị thực của khoản nợ của Kho bạc và có lẽ, đồng dollar mất vị thế là đồng tiền dự trữ hàng đầu của thế giới. Đây cũng là chính sách mà Fed theo đuổi trong gần 20 năm qua. Điều thú vị đó là, lần này chính sách không đem lại lạm phát. Vậy điều gì đã thay đổi?
Lạm phát suy cho cùng cũng chỉ là một yếu tố tâm lý. Lý do tôi nói vậy bởi vì nó sẽ phục thuộc vào hành động của các tác nhân kinh tế. Hay nói cách khác, cung và cầu là thứ tạo ra lạm phát và giảm phát. Theo lý thuyết, cung tiền càng tăng sẽ dẫn đến giá cả tăng theo. Tuy nhiên, Fed chỉ có thể kiểm soát nguồn cung dollar, chứ không thể kiểm soát người dân chi tiêu vào cái gì và bao nhiêu. Đó cũng chính là lý do lạm phát không tăng ở nhiều quốc gia. Điều ngược lại có thể xảy ra nếu mọi người mất niềm tin vào đồng dollar như một vật lưu trữ giá trị. Mọi người sẽ nhanh chóng mua hàng hóa và trao đổi tiền mặt của họ cho những tài sản thay thế. Điều này sẽ tạo ra lạm phát. Và một lần nữa, Fed khó có thể ngăn chặn điều này.
Liệu có bằng chứng nào về tâm lý của mọi người liên quan tới sự dịch chuyển của đồng đô gần đây hay không? Thực tế là, vài tháng qua, vàng đã phá vỡ mức $2,000/oz có thể được coi là một chỉ báo rõ ràng cho thấy người dân và các định chế tài chính đang tìm tài sản thay thế để lưu trữ giá trị.
Ngoài ra, vấn đề chính mà Mỹ và các nước phương Tây đang phải đối mặt là tỷ lệ nợ/GDP cao chưa từng thấy. Vấn đề này chỉ được giải quyết bằng cách phá giá, đó là cách mà mọi thứ sẽ diễn ra, trừ khi chính sách thay đổi đáng kể. Theo kịch bản này, chúng ta sẽ chứng kiến một giai đoạn lạm phát đình đốn, với lạm phát tăng cao kèm theo lãi suất thấp hơn. Trong tình huống này, chúng ta sẽ chứng kiến Hoa Kỳ bước vào một cuộc suy thoái, nhưng dollar Mỹ sẽ chịu tổn thất lớn nhất – sự suy giảm sức mua mạnh mẽ.
Bảo vệ của cải của bạn
Vậy, nhà đầu tư phải làm gì khi gặp phải môi trường như vậy? Trên hết, các nhà đầu tư phải nhanh nhẹn và linh hoạt trong những thời điểm bất ổn như thế này. Cả giảm phát mạnh và lạm phát mạnh đều có thể xảy ra. Về tài sản để đầu tư, vàng và bạc là những tài sản chống lạm phát hiệu quả. Giữ tỷ lệ tiền mặt cao hơn sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ khỏi giảm phát.
Về đầu tư, các công ty tiện ích và các công ty có giá trị truyền thống hơn sẽ phát triển tốt trong môi trường suy thoái. Ngược lại, các cổ phiếu tăng trưởng cao như câu lạc bộ FAANG (Công ty công nghệ) có thể bị ảnh hưởng nặng nề trong một trong hai trường hợp này. Cuối cùng, “tài sản cứng” như đất đai cũng là một cách tuyệt vời để bảo vệ tài sản của bạn trong thời gian bất trắc.
Kết luận
20 năm trốn tránh những vấn đề và vận hành nền kinh tế bằng những khoản nợ đã khiến Hoa Kỳ rơi vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Hoa Kỳ có thể chứng kiến tốc độ tăng trưởng tiếp tục suy yếu và sự mất mát giá trị do giảm phát hoặc lạm phát. Hoặc có thể sẽ trải qua nhiều cuộc suy thoái hơn và những thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động của hệ thống tài chính và tiền tệ trên thế giới. Giới đầu tư sẽ tìm kiếm sự phòng vệ và các khoản đầu tư thay thế trong thời điểm bất ổn này.