Lạm phát tăng sẽ nghiền nát sự tự mãn của các nhà đầu tư

Lạm phát tăng sẽ nghiền nát sự tự mãn của các nhà đầu tư

Nguyễn Long Hà

Nguyễn Long Hà

Junior Analyst

14:19 16/10/2021

Trong trạng thái cân bằng không ổn định của thị trường, sẽ cần có sự đánh đổi

Arthur Burns, trong thời gian làm chủ tịch Fed, nhận định rằng việc tăng giá dầu và lương thực không phải là một hiện tượng tiền tệ và do đó có thể bỏ qua
Arthur Burns, trong thời gian làm chủ tịch Fed, nhận định rằng việc tăng giá dầu và lương thực không phải là một hiện tượng tiền tệ và do đó có thể bỏ qua

“Điều này quá tốt để trở thành sự thật và có lẽ đúng là như vậy”. Sự lạc quan vô cùng lớn bao trùm trên thị trường trong suốt mùa hè vừa qua đã dần mất đi, do nhận thức về động lực tăng trưởng yếu đi của nền kinh tế toàn cầu, và cụ thể hơn là ở hai “động cơ” tăng trưởng của thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Niềm tin của giới kinh doanh và người tiêu dùng đang dần suy yếu, tăng trưởng việc làm không có sự khởi sắc, giá cả năng lượng tăng đột biến và tắc nghẽn nguồn cung đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Tất cả những điều kể trên đều dẫn tới chung một mối lo ngại: Áp lực lạm phát gia tăng.

Trước đây, các ngân hàng trung ương đã khẳng định rằng việc lạm phát gia tăng chỉ là nhất thời, thì giờ đây họ đang dần thay đổi quan điểm đó.Việc này có thể dẫn tới sự cắt giảm hỗ trợ của các ngân hàng trung ương đối với sự phục hồi chậm chạp của kinh tế. Nói theo “chủ nghĩa xét lại”, Andrew Bailey, thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, đã nêu ý kiến về khả năng có thể xảy ra - “thời gian hồi phục sẽ lâu hơn”.

Kể từ tháng 9, tác động đã rõ ràng hơn khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm và lợi suất trái phiếu tăng. Điều này đã gây ra nhiều rắc rối cho các danh mục đầu tư thông thường, bao gồm: 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu. Sự thay đổi tương quan giữa hai loại tài sản có nghĩa rằng, không còn sự phòng ngừa rủi ro của việc tăng giá trái phiếu bù đắp cho sự giảm giá của cổ phiếu.

Đó là những gì đã từng diễn ra trong những năm 1970, một cuộc lạm phát đi kèm suy thoái đã nổ ra và cũng bắt đầu với giá năng lượng tăng vọt. Sự kiện này đã khiến cho lãi suất điều hành tăng đáng kể để hạn chế kỳ vọng về lạm phát tăng đột biến. Dưới thời Paul Volcker, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tăng lãi suất cơ bản lên tới gần 20% vào năm 1981. Trong nỗ lực này, Fed đã duy trì lãi suất ở trên mức lạm phát cho tới khi bước sang thiên niên kỷ mới.

Vào đầu những năm 1980, các nền kinh tế đã phát triển trên thế giới có điều kiện tốt hơn nhiều để xử lý việc tăng lãi suất đột ngột so với hiện nay. Mức nợ lúc đó còn khá thấp, trái ngược với tình hình hiện tại, khi mức nợ toàn cầu vào năm 2020 đã tăng 14% lên mức cao kỷ lục 226 nghìn tỷ USD do ảnh hưởng của đại dịch, một mức tăng đột biến kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007- 2009. Điều này phản ánh chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng của các ngân hàng trung ương, đã khuyến khích vay nợ và tạo ra một bong bóng thị trường trái phiếu.

Một hệ quả khác của việc Fed giữ lợi suất trái phiếu kho bạc ở mức thấp thông qua chương trình mua tài sản của mình, được Steven Blitz của TS Lombard nhấn mạnh, đó là cổ phiếu đã chiếm một tỷ lệ quá lớn trong giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình ở Mỹ và do đó gây nên tác động lớn đến chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu. Ông tin rằng một thị trường chứng khoán được định giá quá cao đã trở thành một yếu tố chi phối các hành động của Fed.

Điều này xem ra có vẻ phản tác dụng. Trong những năm 1970, những người cảnh giác với trái phiếu đã áp dụng kỷ luật tài khóa bằng cách từ chối mua các khoản nợ của chính phủ quá nhiều trên thị trường sơ cấp. Ngày nay, một nhà đầu tư cổ phiếu sẽ bán cổ phần trên thị trường thứ cấp để gây sức ép cho các ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tiền tệ phi kỷ luật.

Tuy nhiên, Blitz cũng nhận thấy rằng, nếu các cơ quan quản lý bình thường hóa chính sách tiền tệ, thì việc thắt chặt các điều kiện tài chính có thể làm tổn hại đến sự phục hồi của nền kinh tế.

Trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu mới nhất, IMF thừa nhận có sự không chắc chắn về tác động của việc bình thường hóa đối với giá tài sản, khi cân nhắc về vai trò lớn của ngân hàng trung ương trong thị trường trái phiếu chính phủ quốc tế, sự gia tăng dự kiến ​​trong nguồn cung các giấy vay mượn của chính phủ và các chu kỳ chính sách tiền tệ khác nhau giữa các quốc gia.

Các số liệu của IMF cho thấy rằng, các cơ quan quản lý tiền tệ đã tăng tài sản nắm giữ trên bảng cân đối kế toán lên gần 60% tổng sản phẩm quốc nội, gần gấp đôi mức thông thường trước đại dịch.

Bất kỳ sự cắt giảm hoặc đảo ngược hỗ trợ nào mà các ngân hàng trung ương hiện đang cung cấp cho nền kinh tế toàn cầu và cho các thị trường đều có thể đem đến một tác động nghiêm trọng. Các ngân hàng trung ương biết điều này và họ cũng hiểu rằng nếu phản ứng của họ đối với sự gia tăng về lạm phát khiến thị trường sụp đổ và dẫn tới suy thoái kinh tế, họ sẽ phải trả giá bằng sự độc lập và tự chủ của mình.

Do đó, rất có thể, các hành động của các ngân hàng trung ương sẽ có xu hướng thận trọng và chậm trễ trong việc thực hiện các chính sách thắt chặt. Tuy nhiên, bài học đã được rút ra đối với chính sách tiền tệ trong những năm 1970 và 1980 đó là: Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng do thực hiện chính sách thắt chặt từ sớm, có thể dễ dàng được giải quyết thông qua các điều chỉnh về mặt chính sách, nhưng nếu chậm trễ thực hiện việc thắt chặt này sẽ khiến kỳ vọng lạm phát trở nên khó kiểm soát hơn rất nhiều. Thực tế, một chính sách cứng rắn hơn nhiều và một cuộc suy thoái nghiêm trọng là bắt buộc để có thể kiểm soát lạm phát.

Sự trì hoãn là phản ứng của Fed dưới thời Arthur Burns, người đã nhấn mạnh rằng giá dầu và giá lương thực tăng không phải là một hiện tượng tiền tệ và do đó nên được bỏ qua. Điều này đã khiến Hoa Kỳ đã phải nâng mức lãi suất cơ bản lên khoảng 20% ​​và trải qua một cuộc suy thoái kinh hoàng vào đầu những năm 1980. Hiện tại, ít người tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ sớm cắt giảm các kế hoạch mua tài sản của họ.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư tin tưởng sâu sắc rằng các cơ quan quản lý sẽ luôn ra tay giải cứu nếu thị trường chao đảo và điều đó cũng cho thấy rằng sự suy yếu trong giá trái phiếu và giá cổ phiếu sẽ không trở thành một mối đe dọa quá đáng sợ. Những điều này nói lên rằng chúng ta đang ở một trạng thái cân bằng không ổn định. Và tất nhiên, khi khi tình hình thật sự nguy cấp, những hành động cần thiết vẫn sẽ phải được đưa ra.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ