Lạm phát tăng trở lại tại Mỹ báo hiệu điều gì?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Với kinh tế mở cửa trở lại, chỉ số giá tiêu dùng tại đây đang được đẩy lên cao, cùng với đó là nguy cơ quá nhiệt
Xuân 2020 chứng kiến giá tiêu dùng tại Mỹ giảm liên tiếp 3 tháng do tác động của dịch bệnh. Giá thuê nhà lao dốc, khách sạn trống trơn và giá dầu xuống mức âm. Giảm phát và lạm phát lên đầu báo 2 lần: khi chúng xuất hiện và 1 năm sau, khi chúng bóp méo hoàn toàn những so sánh của 12 tháng trước đó. Vào 13/4, giá tiêu dùng tháng 3 được công bố cao hơn 2.6% cùng kỳ năm ngoái, tăng 1.7% so với tháng trước. Lạm phát toàn phần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2009, do “hiệu ứng mốc tham chiếu thấp” sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi cho rằng lạm phát tăng chỉ là 1 trò tính toán. Việc làm trở lại và người tiêm vắc xin bắt đầu tiêu thụ khiến kinh tế Mỹ phục hồi nhanh. Chỉ trong tháng 3 giá cả đã tăng 0.6% so với tháng trước, mạnh nhất kể từ 2012. Dù chủ yếu do giá xăng tăng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) cũng tăng đến 0.3% (4.1% hàng năm). Giá dịch vụ cũng đã hồi lại: phòng khách sạn đắt hơn tháng trước 4.4%, còn giá thuê nhà ổn định dần trong vài tháng gần đây. Capital Economics, 1 công ty tư vấn, dự báo hiệu ứng mốc tham chiếu thấp kết hợp với kinh tế mở cửa trở lại sẽ đẩy lạm phát tổng lên 4% vào tháng 5.
Cục Dự trữ Liên bang đặt mục tiêu lạm phát 2%, nhưng là với chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) (thường thấp hơn CPI khoảng 0.3%) (đồ thị). Tuy vậy, nếu giá cả tăng với tốc độ như Cục dự báo, như đã tăng vài tháng trước, lạm phát thực sẽ vượt mục tiêu. Bất cứ biến động nào xảy ra sẽ dẫn đến tăng quá mức.
Lạm phát quan trọng do sự khó đoán của nền kinh tế lúc này. Nới lỏng giãn cách xã hội, gói kích thích 1.9 nghìn tỷ đô và sự mềm mỏng bất thường của Cục Dự trữ Liên bang với mô hình chính sách tiền tệ mới đã cùng tạo thành 1 thí nghiệm lạm phát. Mềm mỏng đã trở thành cứng rắn, với những nhà kinh tế như Larry Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, và Olivier Blanchard, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo về kinh tế quá nóng. Và với việc chính quyền tổng thống Biden tiếp nối gói kích thích bằng 1 dự luật về cơ sở hạ tầng, kết quả của thí nghiệm này sẽ định nghĩa lại về lượng thâm hụt chấp nhận được.
Cục Dự trữ Liên bang và Nhà Trắng đều mong bất cứ đà tăng lạm phát trong năm nay đều chỉ tạm thời. Các thị trường tài chính thì không chắc chắn như vậy. Họ tính đến cả rủi ro lạm phát cao kéo dài và lãi suất tăng trong năm 2022 - trong khi đó tại cuộc họp gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 3, lãi suất được dự báo không tăng cho đến 2023. Viễn cảnh này của ngân hàng trung ương đa phần do hiện trạng của thị trường lao động, khi mất tới 8.4 triệu việc làm so với tháng 2/2020, và sẽ còn thấp hơn nữa nếu xu hướng trước dịch Covid tiếp diễn. Chính sự trì trệ này đã giữ cho lạm phát thấp.
Tuy nhiên các mô hình kinh tế liên tục đánh giá thấp tốc độ hồi phục việc làm tại Mỹ. Khảo sát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia vào Quý II/2020 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ ở mức trung bình 11%, nhưng trên thực tế chỉ 6.8%, sai số lớn nhất đến giờ và cao gấp 3 lần sai số tiếp theo của khảo sát này. Tháng 2 năm nay, tỷ lệ thất nghiệp quý II được dự báo ở mức trung bình 6.1%, nhưng đã giảm dưới con số đó vào tháng 3. Nếu như thị trường lao động tiếp tục vượt kỳ vọng, nền kinh tế sẽ xóa bỏ trì trệ và đẩy cao lạm phát.
Lúc đó Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải lựa chọn. Mô hình chính sách mới sẽ tìm cách vượt mục tiêu 2% tạm thời sau suy thoái, để bù lại phần đã mất, nhưng ý nghĩa thực tế của “mục tiêu lạm phát trung bình” này vẫn còn mơ hồ. 1 số bài phát biểu gần đây đề xuất ngân hàng trung ương phải bù cho lạm phát giảm từ mùa xuân. 1 số khác cho rằng chính sách bắt kịp sắp được triển khai vào tháng 8, vì đó là lúc mô hình thay đổi. Nhưng lạm phát vẫn chưa hề giảm kể từ tháng 8, và nếu xu hướng giữ nguyên sau đợt tăng mùa xuân, ngân hàng trung ương bắt buộc phải xác định thứ nào mới là mục tiêu mình muốn.
The Economist