Lạm phát vẫn “nóng” tại ECB

Lạm phát vẫn “nóng” tại ECB

17:11 07/07/2021

Ông Klaas Knot, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hà Lan, đồng thời là nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách của ECB có thể đang chậm chạp trong khi đánh giá khả năng lạm phát có thể “tăng tốc” một khi các gói kích thích tiền tệ khẩn cấp sẽ kết thúc vào khoảng tháng 3/2022.

Hiện nay, ECB vẫn tiếp tục dự đoán rằng tỷ lệ lạm phát tăng cao hiện tại chỉ là tạm thời, do được thúc đẩy bởi giá năng lượng trên thế giới đang phục hồi và sự thiếu hụt nguồn cung khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi đại dịch được kiểm soát.

Theo ông Knot, ECB có thể đang tự đánh giá quá cao khả năng của mình trong việc xác định đâu là lạm phát tạm thời và đâu là lạm phát thực. Trên thực tế, có những bằng chứng thuyết phục đang chứng minh rằng lạm phát đang diễn ra liên tục và thực sự nó chưa bao giờ dừng.

Hiện tại ECB đã có những hành động phản ứng hỗ trợ nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên, khi “ngọn lửa khủng hoảng” được kiểm soát tốt, đội cứu hỏa (Ngân hàng Trung ương các nước) sẽ có thể phải đối phó với một ngọn lửa mới là “ngọn lửa lạm phát” có khả năng bùng phát vào khoảng tháng 3/2022 .

Ngân hàng Trung ương Hà Lan có thể không ủng hộ một lãi suất âm vào năm 2014 nếu không biết hiện tượng này sẽ kéo dài bao lâu. Thực tế cho thấy sự quan ngại về ảnh hưởng của lạm phát đang luôn nóng trong các cuộc thảo luận với các quan chức có nhiều kinh nghiệm từ những năm 1970. Trong một diễn biến mới nhất, các nhà hoạch định chính sách của ECB sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt tại Frankfurt vào tuần này để hoàn thành việc xem xét chiến lược dài hạn sắp tới của ECB.

Ông David Marsh, Chủ tịch Diễn đàn các định chế tài chính và tiền tệ chính thức, cho biết, cuộc họp dự kiến sẽ hoàn thiện một định nghĩa mới về ổn định giá cả trong dài hạn. ECB có thể sẽ đưa ra thông báo ngay sau khi có thể đạt được thỏa thuận.

Nội dung thảo luận về chiến lược phát triển dài hạn đã được Hội đồng Thống đốc tiến hành từ đầu năm 2020, sau đó nó đã bị gián đoạn bởi đại dịch và tập trung nghiên cứu một loạt các chủ đề quan trọng như lạm phát, việc làm, biến đổi khí hậu và chính sách tài khóa.

Hội đồng đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi rằng mục tiêu lạm phát hiện tại "thấp hơn, nhưng gần bằng 2%" là nên thay đổi, nhưng lại không thống nhất được chỉ số nào. Một số ý kiến ủng hộ mục tiêu chính xác là 2% kèm với sự linh hoạt để đạt được và một số quốc gia - đặc biệt là từ Nam Âu - lại muốn có cam kết rõ ràng sẽ chấp nhận tỷ lệ cao hơn sau khi tính toán nếu thấy thiếu hụt.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) Jens Weidmann cho biết, ông ủng hộ việc xây dựng mục tiêu chính sách về tỷ lệ lạm phát trung bình khoảng 2% trong trung hạn. Mục tiêu lạm phát trung bình đã được Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thông qua và cho phép chính sách tiền tệ nới lỏng hơn để hỗ trợ tăng trưởng vượt quá mục tiêu. Việc giữ lãi suất thấp có thể giúp các chính phủ có thể trang trải gánh nặng nợ nần đã phát sinh trong kỳ đại dịch.

ECB dự kiến sẽ tập trung thảo luận về tương lai của chương trình mua trái phiếu đại dịch trị giá 1,85 nghìn tỷ Euro (2,2 nghìn tỷ USD) sau mùa hè này. Tuy nhiên, một số thành viên trong Hội đồng Thống đốc lại bày tỏ mối lo ngại rằng khoản tiền hỗ trợ này có thể sẽ sớm bị thu hồi.

Cuộc thảo luận, tuy không phải là cuộc họp chính thức về chính sách tiền tệ, nhưng cũng có thể định hình các kế hoạch của ECB về thời điểm và cách thoát khỏi các biện pháp khẩn cấp mà ECB đã triển khai trong đại dịch, cụ thể là chương trình mua trái phiếu trị giá 1,85 nghìn tỷ Euro (2,2 nghìn tỷ USD) của ECB hiện được thiết lập để chạy ít nhất cho đến tháng 3/2022.

Link gốc tại đây.

Theo Thời báo ngân hàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ