Lựa chọn nào cho ECB trong phiên họp sắp tới?
Thảo Nguyên
Junior Analyst
Bất chấp những khó khăn mà nền kinh tế chung đang gặp phải, kiềm chế lạm phát vẫn đang là mục tiêu ưu tiên trong chính sách điều hành của ECB
Câu hỏi được quan tâm nhiều nhất trong tuần là liệu ECB có đủ can đảm để tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản sau khi tỷ lệ lạm phát HCIP đạt mức cao kỷ lục là 9.1% vào tháng 8, tỷ lệ lạm phát của Đức là 7.9%, kỳ vọng lạm phát tăng vọt và tỷ lệ thất nghiệp có thể trở lại mức thấp nhất là 6.9%. Nền kinh tế Khu vực đồng euro hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhiệm vụ ưu tiên của ECB vẫn là giữ lạm phát ở mức 2%. Cùng tìm hiểu xem ECB phản ứng như thế nào với nhiệm vụ bất khả thi này với công bố quyết định lãi suất vào thứ năm, lúc 7:30 tối theo giờ VN tại buổi họp báo của Chủ tịch ECB, bà Lagarde. Các nhà phân tích hiện đang mong đợi ECB sẽ tăng lãi suất lên 0.5%, nâng lãi suất tiền gửi từ 0 lên 0.5%. Đây là lãi suất chính sách chính của ECB và nếu đúng như mong đợi, đây sẽ là mức lãi suất cao nhất trong khu vực đồng Euro kể từ năm 2011.
Kỳ vọng lạm phát là vấn đề đang thường trực đối với ECB
Vấn đề đối với Khu vực đồng tiền chung Châu Âu không phải là nền kinh tế không thể chấp nhận mức lãi suất cao hơn mà nó cho thấy ECB đang theo sát Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong cuộc chiến chống lạm phát. Trong môi trường chính sách tiền tệ hiện tại, mục tiêu tăng trưởng chỉ đứng thứ hai, khi các NHTW đang cố gắng ưu tiên đưa lạm phát trở về mức mục tiêu. ECB thực sự có vấn đề khi kỳ vọng lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục tăng. Tháng bảy, kỳ vọng lạm phát cho năm tới vẫn giữ ở mức 5%, tuy nhiên kỳ vọng cho 3 năm tới đã tăng lên 3% so với mức 2.8% vào tháng Sáu. Đồng thời, kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế và việc làm trong năm tới đều giảm.
Tình huống tồi tệ nhất có thể có thể xảy tới với Châu Âu
Đồng thời với việc ECB đang cân nhắc về việc tăng lãi suất 75bp, khu vực đồng tiền chung châu Âu đang đối mặt với tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra hiện tại. Một đợt hạn hán và nắng nóng lớn đã ảnh hưởng đến tương lai của khu vực đồng euro, với vận tải và chuỗi cung ứng, du lịch và phản ứng với biến đổi khí hậu. Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế sâu sắc đang hình thành, lợi suất trái phiếu Chính phủ Ý đang làm nổi bật sự yếu kém trong các bộ phận tài chính của Châu Âu, tạo ra các mối đe dọa với các quy tắc tài chính của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Chênh lệch giữa mức lãi suất trái phiếu 10 năm của Ý và Đức tăng cao hơn vào thứ Sáu, đạt 2.36%, gần với ngưỡng 2.5%, đây được coi là một dấu hiệu căng thẳng trên thị trường trái phiếu của Ý. Trên hết, Ý sẽ hướng tới cuộc bỏ phiếu vào ngày 25 tháng 9, với Liên minh cánh hữu của Ý được thiết lập để thắng cử trong cuộc bầu cử sắp tới một cách dễ dàng. Theo các cuộc thăm dò mới nhất, muốn thay đổi Hiến pháp Ý mà không cần bỏ phiếu phải cần đến 2/3 số đông. Điều này có thể khiến Italy ngừng tuân thủ các quy tắc của EU, dẫn đến cuộc khủng hoảng Eurozone có thể xảy ra song song với nhiều cuộc chiến khác bao gồm cả cuộc chiến khí đốt với Nga.
Tại sao Chính phủ Đức giúp ECB tăng 75 điểm phần trăm trong tuần này?
Việc khu vực đồng tiền chung Châu Âu tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng. Vào thứ Sáu, Nga quyết định ngừng vận hành tuyến dẫn khí Nord Stream-1, điều này có thể sẽ khiến giá khí đốt tự nhiên tăng đột biến khi thị trường mở cửa vào thứ Hai. Rắc rối do Cựu Thủ tướng Đức, Angela Merkel để lại sẽ ngày càng tăng thêm, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể sẽ trở nên quá phụ thuộc vào Nga về nhu cầu năng lượng. Tổng thống Putin với thông báo của ông hôm thứ Sáu cho thấy ông đang tận dụng điểm yếu này của Đức. Vào cuối tuần, chính phủ Đức đã công bố gói hỗ trợ mới trị giá 65 tỷ EUR nhằm giảm nguy cơ tăng giá năng lượng, bao gồm các khoản thanh toán một lần cho những người dễ bị ảnh hưởng nhất, giảm thuế cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng. Gói hỗ trợ tài chính này có thể giúp ECB thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ dễ dàng hơn, kiềm chế lạm phát, chính phủ Khu vực đồng tiền chung Châu Âu đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng. Đức cũng đang lên kế hoạch đánh thuế vào những khoản lợi nhuận bất ngờ của các công ty năng lượng, điều này sẽ giúp giảm thiểu quy mô của gói hỗ trợ trên. Đến nay, Đức đã chi 100 tỷ EUR để hỗ trợ người dân chi trả các hóa đơn năng lượng tăng cao, con số này là 300 tỷ EUR trong cuộc chiến chống lại Covid. Cuộc khủng hoảng này được so sánh ngang bằng với cuộc khủng hoảng COVID nên có thể cần gói hỗ trợ lớn hơn nữa, đặc biệt khi các cuộc biểu tình trên đường phố của Cộng hòa Séc lan rộng.
Điều gì tiếp theo sẽ xảy ra với đồng Euro?
Nhìn chung, ở giai đoạn này, thật đáng ngạc nhiên rằng đồng euro đã không giảm sâu hơn nữa mà vẫn duy trì quanh mức ngang giá với đô la Mỹ. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang trở nên tồi tệ đối với đồng euro. Dữ liệu vị thế đầu cơ đồng euro từ CFTC tuần trước cho thấy vị thế bán khống đồng euro tăng và đang ở mức lớn nhất kể từ năm 2020. Song song với đó là việc ECB có khả năng tăng lãi suất lên 75bp, đây là mức tăng lớn nhất trong lịch sử, cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại cho hướng đi dài hạn của đồng tiền chung này. Theo quan điểm của chúng tôi, đồng euro sẽ không suy yếu hơn nữa, vì phần lớn các nước đang đối mặt với nền kinh tế tồi tệ và các đồng tiền G7 khác đã bị ảnh hưởng do đồng đô la tăng giá trong năm nay. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng điều này sẽ thay đổi trong quý cuối của năm nay. Đây là thời điểm nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng tăng cao và Châu Âu dễ bị ảnh hưởng bởi nguồn cung năng lượng nhất. Chúng tôi mong đợi dự báo tăng trưởng Khu vực đồng tiền chung Châu Âu trong tuần này sẽ giảm mạnh để đánh lạc hướng khỏi tin xấu đối với đồng bảng Anh và hướng tới tin xấu của đồng Euro. Do đó, theo như dự đoán, sẽ có một sự sụt giảm sâu hơn xuống dưới mức ngang giá đối với EUR/USD và EUR/GBP có thể gần đạt mức cao nhất, sau khi đạt kỷ lục cao nhất kể từ tháng 1 vào cuối tuần trước.
Italia là mắt xích yếu nhất
Theo quan điểm của chúng tôi, một trong những nguyên nhân quan trọng có thể kích hoạt sự bán tháo đồng Euro sẽ là chiến thắng của phe cánh hữu tại Ý vào cuộc bầu cử trong tháng này. Nếu điều đó xảy ra thì tương lai của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu sẽ tiếp tục bị đe dọa trong dài hạn. Trong ngắn hạn nó có thể làm mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên bị rạn nứt vào thời điểm họ cần phải làm việc cùng nhau để chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng và người Nga. Nhìn chung, mọi thứ đang có vẻ tồi tệ đối với khu vực đồng euro vào cuộc họp ECB tuần này.
Fxstreet