Mối quan hệ chặt chẽ giữa Yên Nhật và Nikkei: Ảnh hưởng từ lãi suất và đồng USD
Trà Giang
Junior Editor
Thị trường châu Á dự kiến sẽ khởi sắc trong phiên giao dịch thứ Ba, sau một ngày đầu tuần ảm đạm. Đặc biệt, chứng khoán Nhật Bản có triển vọng tích cực nhờ đồng yên suy yếu, xuống mức đáy trong gần ba tháng.
Tỷ giá USD/JPY đạt 150.90, tăng 90 pips - mức đỉnh kể từ đầu tháng 8, phản ánh xu hướng tăng mạnh của đồng USD. Bên cạnh đó, mối tương quan âm mạnh nhất kể từ năm 2005 giữa đồng yên và thị trường chứng khoán Nhật Bản. Điều này cho thấy khi đồng yên yếu đi, thị trường chứng khoán thường tăng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho chỉ số Nikkei trong phiên tới.
Tuy nhiên, đồng USD mạnh lên cùng với lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao lại là tin không mấy tích cực cho các thị trường mới nổi. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên 4.19% - mức đỉnh trong ba tháng, phản ánh lo ngại về lạm phát, nợ công và triển vọng tăng trưởng. Điều kiện tài chính thắt chặt thường là dấu hiệu cảnh báo cho các thị trường mới nổi.
Theo báo cáo của Bespoke Investment Group, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đang chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Fed điều chỉnh chính sách tiền tệ. Tốc độ tăng này là chưa từng có trong vòng gần ba thập kỷ qua.
Đồ thị cho thấy sự thay đổi của lãi suất cơ bản tại Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc khởi đầu tuần mới với tín hiệu tích cực sau khi PBOC cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm 25 bps, bên cạnh đó chính phủ cũng công bố các biện pháp hỗ trợ ngành công nghệ. Tuy nhiên, số liệu xuất khẩu từ Đài Loan cho thấy nhu cầu từ Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất - đang suy giảm, phản ánh tình trạng kinh tế không mấy khả quan của nước này.
Lịch kinh tế châu Á thứ Ba cho thấy một số chỉ số quan trọng như lạm phát tiêu dùng Hong Kong, lạm phát giá sản xuất Hàn Quốc và số liệu thương mại New Zealand. Bên cạnh đó, áp lực giá đầu vào tại Hàn Quốc đang giảm nhanh, với chỉ số PPI tháng 8 giảm xuống 1.6% - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.
Cuộc họp thường niên của IMF và World Bank bắt đầu tại Washington, quy tụ các quan chức tài chính và NHTW từ khắp nơi trên thế giới. Các cuộc thảo luận và họp báo trong những ngày tới có thể mang lại những thông tin quan trọng, tác động đến thị trường tài chính toàn cầu.
Các dữ liệu có thể tác động đến thị trường vào thứ Ba:
- Lạm phát tiêu dùng Hong Kong (tháng 9)
- Lạm phát giá sản xuất Hàn Quốc (tháng 9)
- Phó Thống đốc RBNZ Karen Silk phát biểu
Reuters