Mỹ đứng trước áp lực bán dầu từ kho dự trữ chiến lược

Mỹ đứng trước áp lực bán dầu từ kho dự trữ chiến lược

19:46 18/11/2021

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ Quốc hội Mỹ, yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden mở kho dầu dự trữ chiến lược quốc gia (SPR) để tăng nguồn cung cho thị trường trong bối cảnh giá xăng tăng mạnh và sức ép lạm phát dâng cao trong những tuần gần đây.

Xem xét bán dầu từ kho dự trữ chiến lược

Tại cuộc họp báo vào cuối tuần qua, Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số Dân chủ, đã góp thêm tiếng nói về vấn đề quan trọng này. Ông nói: “Chúng ta cần hỗ trợ ngay lập tức cho các trạm xăng và nơi cần xem xét đến là kho dự trữ dầu mỏ chiến lược”.

Bộ trưởng Năng lượng, Jennifer M.Granholm, cũng cho biết việc bán dầu từ SPR là một trong những biện pháp mà chính quyền đang xem xét để hạ nhiệt thị trường năng lượng, đồng thời gây sức ép, buộc Saudi Arabia và các nước sản xuất dầu khác tăng sản lượng dầu thô.

Phe ủng hộ cho rằng việc bán dầu từ SPR với giá trên 80 đô la Mỹ/thùng không chỉ giúp tăng nguồn cung trên thị trường, kéo giá xăng giảm xuống mà còn tạo ra doanh thu hàng tỉ đô la cho chính quyền liên bang.

Dự trữ khoảng 620 triệu thùng dầu thô các loại trong các hang ngầm ở bốn địa điểm thuộc bang Texas và bang Louisiana, SPR là nguồn cung dầu khẩn cấp lớn nhất trên thế giới. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ trong khoảng một tháng trong trường hợp tất các hoạt động nhập khẩu và sản xuất thô trong nước đều bị tê liệt, điều mà gần như không có khả năng xảy ra.

Được thành lập sau lệnh cấm vận dầu mỏ của thành viên Ả Rập của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), vào giai đoạn 1973-1974, SPR chỉ được sử dụng trong một số trường hợp khẩn cấp, bao gồm trong quá trình Mỹ phát động cuộc chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư vào năm 1991 và sau siêu bão Katrina vào năm 2005, khi phần lớn cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở vùng Vịnh Mexico của Mỹ bị hư hại nặng nề. Nó đã được sử dụng thường xuyên hơn để trao đổi hoặc cho vay dầu đối với các nhà máy lọc dầu ở Mỹ khi các luồng vận chuyển dầu bằng đường biển bị tắc nghẽn do tai nạn sà lan hoặc siêu bão.

Mỹ đang phải đối mặt với sức ép lạm phát chưa từng có trong nhiều thập niên chủ yếu do giá nhiên liệu tăng mạnh. Hiện nay, Mỹ là nước sản xuất dầu lớn nên không cần phải duy trì lượng dầu dự trữ đầy đủ như trong những thời kỳ trước đây khi Mỹ còn phụ thuộc nhiều vào dầu nhập khẩu.

“Giá xăng cao đã tạo ra gánh nặng quá mức cho các gia đình và các doanh nghiệp nhỏ đang chật vật tồn tại”, theo một lá thư của 11 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ gửi cho Tổng thống Biden hồi tuần trước để kêu gọi Nhà Trắng sớm bán dầu từ SPR.

Nếu như Mỹ giải phóng bớt dầu từ kho dự trữ, điều này sẽ giúp cân bằng cung cầu và giảm bớt sự căng thẳng trên thị trường dầu. Nếu như giá dầu thô, xăng và dầu diesel trong nước giảm xuống, dù là tạm thời, áp lực tăng giá các mặt hàng thực phẩm và các hàng hóa khác được vận chuyển trên khắp đất nước cũng sẽ giảm bớt.

Với giá dầu đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi nền kinh tế thế giới sụp đổ sau những tháng cao trào của cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 hồi năm ngoái, giá một gallon xăng (3,78 lít) ở Mỹ đã tăng lên 3,42 đô la Mỹ vào hôm 15-11 so với mức 2,13 đô la cách đây một năm.

Nguồn cung dầu trên toàn cầu bị thắt chặt vì các thành viên OPEC và các đồng minh vẫn trì hoãn tăng mạnh sản lượng. Các nhà sản xuất dầu ở Mỹ cũng tỏ ra thận trọng, một phần là do các nhà đầu tư yêu cầu họ siết chặt kỷ luật tài chính, tập trung vào việc giảm nợ, tăng cổ tức hơn là tăng sản lượng vì điều này chỉ làm tăng nguồn cung khiến giá dầu giảm trở lại.

Chỉ tác động nhẹ đến thị trường dầu

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến phải đối bán dầu từ SPR vì họ cho rằng hành động này chỉ dành những trường hợp khẩn cấp thực sự. SPR được thành lập và thiết kế để giải quyết sự cố gián đoạn nguồn cung dầu khẩn cấp do chiến tranh và thiên tai, chứ không phải do giá xăng tăng theo chu kỳ. Khi nguồn cung thiếu, giá dầu dĩ nhiên sẽ tăng, và thông thường các công ty dầu sẽ ứng phó bằng cách sản xuất nhiều hơn.

Hầu hết các chuyên gia tin rằng động thái bán dầu từ SPR chỉ giúp giá dầu trên thị trường quốc tế giảm nhẹ, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Mức giảm của giá dầu còn phụ thuộc vào lượng dầu bán ra từ SPR và liệu các nước đồng minh như Nhật Bản và Đức có phối hợp hành động với Mỹ hay không. Ví dụ, nếu chính phủ Mỹ bán ra 30 triệu thùng dầu từ kho dự trữ, điều này sẽ chỉ gây tác động tạm thời lên thị trường vì mức tiêu thụ thế giới trung bình hiện nay vào khoảng 100 triệu thùng/ngày.

Tác động của đại dịch Covid đối với chuỗi cung ứng vẫn dai dẳng. Đại dịch đã làm gián đoạn hầu như mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến cho tất cả các loại sản phẩm trở nên khan hiếm từ giấy vệ sinh cho đến ô tô. Sự khan hiếm đó đã làm cho giá cả của nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng cao, dẫn đến lạm phát tăng nhanh.

Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu tại hãng tư vấn năng lượng Rystad Energy nhận định một quyết định bán dầu từ SPR sẽ giúp hạ nhiệt giá xăng nhưng tác động chỉ ở mức nhẹ và nhất thời.

Giá dầu giảm trong những ngày gần đây, có lẽ một phần là do giới đầu tư lo ngại khả năng Mỹ mở kho SPR. Bà Dickson nói: “Thị trường một lần nữa tập trung chú ý vào Mỹ để xem chính quyền ông Biden sẽ hành động như thế nào khi áp lực chính trị đang gia tăng xung quanh vấn đề lạm phát”.

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Đà tăng giá gần đây của đồng đô la cũng góp phần làm giảm giá dầu. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ đã triển khai thêm các giàn khoan, hứa hẹn giúp nguồn cung hơn trên thị trường dầu tăng lên trong những tháng tới. Ngoài ra, làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới đang tấn công nhiều khu vực ở châu Âu, đe dọa cản trở tiến trình phục hồi kinh tế của lục địa này.

Link gốc tại đây.

Theo Báo TheSaigonTimes

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ