Năm kịch bản cho chiến tranh Nga-Ukraine

Năm kịch bản cho chiến tranh Nga-Ukraine

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:55 09/03/2022

Sau 2 tuần Nga tấn công Ukraine, người dân và quân đội nước này tiếp tục chống trả quyết liệt, bất khuất trước quân đội Nga hùng mạnh.

Nhưng dù có anh dũng thế nào đi nữa, nhiều chuyên gia phân tích đều tin rằng việc Kiev thất thủ chỉ là vấn đề thời gian trước sức mạnh của quân đội Nga.

Theo họ, tương lai của Ukraine đang rất u ám. Nhiều người kỳ vọng một cuộc chiến kéo dài, cho rằng trong kịch bản tích cực nhất - Nga rút quân và Ukraine giữ vững chủ quyền - châu Âu khó có thể trở lại thời điểm trước chiến tranh.

Sau đây là 5 kịch bản có thể xảy ra với Ukraine:

1. Kiểm soát chắp vá

Những người theo dõi cuộc chiến nói rằng bản chất thay đổi liên tục của cuộc chiến khiến công cuộc dự báo kết cục rất khó, với những bước đi tiếp theo của phương Tây và Nga đều rất khó đoán.

Tuy nhiên, ai cũng kỳ vọng rằng tổng thống Nga Vladimir Putin, vốn chỉ trích sự thân Tây của chính quyền Ukraine hiện tại, sẽ xây dựng một chính quyền khác thân Nga tại Ukraine.

Bằng cách nào, và khi nào điều này xảy ra là câu hỏi ai cũng muốn biết, nhưng theo Eurasia Group, kịch bản khả dĩ nhất sẽ là Nga chiếm quyền kiểm soát chắp vá tại đông Ukraine, và sẽ chiếm được thủ đô Kiev sau một cuộc vây hãm kéo dài, sau đó thiết lập một chính quyền bù nhìn thân Nga.

Chủ tịch Eurasia, ông Cliff Kupchan và đồng nghiệp nói rằng một lực lượng dư tàn của Ukraine hiện tại sẽ đóng quân tại Lviv, một thành phố gần biên giới Ba Lan, với chính quyền bán lưu vong sẽ nhận được nhiều hỗ trợ từ phương Tây.

Các chuyên gia dự báo sẽ có từ 5-10 triệu người tị nạn từ Ukraine sang Đông Âu.

Ukrainian soldiers help an elderly woman to cross a destroyed bridge as she evacuates the city of Irpin, northwest of Kyiv, on March 7, 2022.
Binh lính Ukraine giúp đỡ một người già vượt qua cây cầu bị đánh sập tại thủ đô Kiev

Trong kịch bản này, Eurasia cũng tin rằng NATO, hiện chưa can thiệp quân sự vào Ukraine (Ukraine không phải thành viên NATO) sẽ hỗ trợ quân sự đáng kể cho nhà nước phía tây Ukraine, gây ra các cuộc nổi dậy tại đông Ukraine. Nhưng điều này có thể dẫn đến một số cuộc không chiến giữa Nga và NATO.

Chiến lược quân sự của Nga đôi khi gặp phải một số vấn đề hậu cần, khiến bức tranh về mục tiêu chính của Nga khá khó đoán.

Hiện tại, mới chỉ một thành phố Ukraine rơi vào tay Nga - Kherson, dù một số khác như Mariupol ở phía nam, cũng sắp thất thủ do không còn đồ dùng thiết yếu.

Sự kháng cự trước quân Nga sẽ ngày càng gay gắt khi chiến sự tiếp tục kéo dài và Nga kéo thêm quân để chiếm thêm lãnh thổ.

Scott Boston, chuyên gia phân tích quốc phòng cao cấp tại RAND, cho rằng Nga còn rất nhiều binh lực để leo thang chiến sự, và điều này đang xảy ra rồi. Tình hình này có vẻ sẽ còn kéo dài.

2. Thanh lọc & chia để trị?

Một số chuyên gia đồng ý rằng bất kỳ kiểu kiểm soát chắp vá của Nga nào cũng sẽ dẫn đến việc chia để trị, đặc biệt là nếu Nga ngày càng lún sâu tại đông Ukraine, đặc biệt là tại vùng Donbass, sau khi nước này chính thức công nhận hai chính phủ ly khai thân Nga.

Taras Kuzio, nghiên cứu sinh tại Henry Jackson Society, nói rằng Nga đang muốn chinh phục hoàn toàn Ukraine bằng vũ lực, sau đó chia để trị, và thanh lọc dân số.

“Mục tiêu của ông Putin là xóa sạch toàn bộ vết tích của người Ukraine, và áp đặt một chế độ độc tài quân sự mới tại đây. Viễn cảnh ác mộng này giống với các mục tiêu đã nêu ra bởi Putin cho chiến dịch quân sự hiện tại cùng với lịch sử khinh miệt và thù địch lâu dài của công chúng Nga đối với nhà nước Ukraine.”

Có rất nhiều câu hỏi về việc ai có thể lãnh đạo một chế độ thân Nga tại Ukraine, giống như tổng thống Alexander Lukashenko của Belarus.

3. Nổi dậy

Đa phần các chuyên gia đều cảnh báo rằng người dân Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại chính phủ bù nhìn, và xung đột này sẽ leo thang thành nổi dậy, khi những người Ukraine còn lại sẽ cố gắng lật đổ bất kỳ chính phủ thân Nga nào.

Ukrainian soldiers clean their weapons as they prepare to head back to war in Irpin on March 5, 2022 in Kyiv, Ukraine.
Binh lính Ukraine chuẩn bị trở lại chiến trường tại Kiev

Những người theo dõi sát sao tình hình như Tim Ash, chiến lược gia thị trường mới nổi tại BlueBay Asset Management, nói rằng ngay cả khi Nga sẽ đối mặt với một cuộc đóng quân kéo dài, kiệt quệ và nhiều mất mát tại Ukraine.

“Người dân Ukraine sẽ kháng chiến đến cùng kể cả khi chiến tranh 'chính thức' khép lại.”

Với kịch bản này, Nga sẽ một lần nữa nhận ra đây là một cuộc chiến không thể thắng, như cách quốc gia này đã sa lầy tại Afghanistan.

Dù nghe có vẻ lạc quan cho Ukraine, với việc Nga sẽ trở thành kẻ vị ruồng bỏ trên trường quốc tế, Ukraine vẫn sẽ bị tàn phá nặng nề.

4. NATO vs. Nga

NATO liên tục từ chối can thiệp quân sự tại Ukraine vì điều đó dẫn tới xung đột trực tiếp với Nga, khi nước này cũng nói bất kỳ ai can thiệp sẽ gặp hậu quả khó lường.

Các quốc gia cánh đông NATO như Ba Lan, Romania và các nước vùng biển Baltic đều đã được củng cố quân đội, nhưng vẫn rất lo lắng.

Nếu Nga thắng, các nhà phân tích, kể cả ông Ash cảnh báo về một bức màn sắt mới tại Đông Âu, tạo ra hai thế lực đối địch nhau như thời chiến tranh lạnh: EU và NATO ở một bên, Nga cùng các quốc gia chư hầu như Belarus, Moldova và Ukraine ở phía bên kia, giữa một biên giới quân sự.

Theo Ian Bremmer, chủ tịch Eurasia Group, NATO gửi quân đến Ukraine hay thiết lập vùng cấm bay tại đây có thể dẫn tới xung đột trực tiếp giữa quân NATO và Nga, gây rủi ro thế chiến III.

“Ngoải việc này thì làm gì cũng được: ta có thể gửi vũ khí sang Ukraine, cung cấp tình báo, hay trừng phạt kinh tế.”

Nhưng Bremmer tin rằng Putin vẫn coi sự trợ giúp này “là hành động gây chiến của Mỹ và đồng minh NATO chống lại Nga, nhằm trả đũa.”

Các chiến lược gia tại Đông Âu cũng không nghĩ về việc NATO có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột

Michal Baranowski, giám đốc quỹ German Marshall chi nhánh Warsaw, nói rằng Putin đã cho biết rõ mình muốn gì, ông muốn thay đổi chính phủ Kiev, và khi đưa ra yêu cầu, ông nói cả về cánh phía đông của NATO và cả châu Âu. Nên đây sẽ không phải chỉ là một cuộc tiến quân vào Kiev, mà là tất cả mặt trận.

“Thế giới đã thay đổi. Không có chuyện quay đầu lại nữa... chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.”

“Đây có thể sẽ là thách thức lớn nhất với châu Âu kể từ thế chiến II,” ông kết luận.

5. Một phép màu?

Các chuyên gia cũng đồng ý rằng Nga rút quân sẽ là kết cục tốt nhất cho Ukraine.

Giới phân tích từ Scowcroft Center cho rằng trong kịch bản đẹp nhất, Ukraine sẽ nhận được hỗ trợ từ NATO, cho phép quân đội và người dân “vượt qua khó khăn và ngăn chặn bước tiến của Moscow.”

Trong kịch bản giả định này, Putin sẽ không thể lật đổ chính phủ đương thời và thiết lập một chế độ bù nhìn, còn “sự bền bỉ đấu tranh của lực lượng kháng chiến Ukraine sẽ xoay chuyển tình thế sang có lợi cho họ,” theo các chuyên gia từ Hội đồng Đại Tây Dương.

Trong kịch bản phép màu này, phía Nga sẽ nhận ra mình phải trả giá đắt trong cuộc chiến, cùng kinh tế trì trệ và bị cô lập ngoại giao. Putin sẽ buộc phải rút quân.

Tuy nhiên, ngay cả khi Ukraine giữ vững quyền, kịch bản này vẫn đầy rẫy nguy hiểm.

“Cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người ở cả 2 bên. Và dù Ukraine vẫn giữ được nền dân chủ, người hàng xóm của họ vẫn sẽ rất khó đoán.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ