Nền kinh tế toàn cầu trước nỗi lo suy thoái: Thách thức hay cơ hội?

Nền kinh tế toàn cầu trước nỗi lo suy thoái: Thách thức hay cơ hội?

Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

12:21 26/09/2022

Triển vọng kinh tế toàn cầu đang xấu đi do các ngân hàng trung ương nỗ lực chống lạm phát, cuộc chiến Nga - Ukraine và việc Trung Quốc ưu tiên kiểm soát chính trị trước tăng trưởng kinh tế. Một cuộc suy thoái toàn cầu nhiều khả năng sẽ xảy ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại là điều không thể tránh khỏi.

Kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại. Cũng giống như Fed đã tăng lãi suất, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) đưa ra Công cụ Theo dõi Chính sách Tiền tệ Toàn cầu, tính đến tháng 8 năm 2022, 54 ngân hàng trung ương đã áp dụng chính sách thắt chặt.

Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã tăng lãi suất và có thể tiếp tục tăng nữa trong những tháng tiếp theo. BoE và BoC cũng vậy. Các quốc gia khác như Úc, Ấn Độ và nhiều nước ở Mỹ Latinh. cũng làm điều tương tự. Chỉ có Nga và Trung Quốc là hai quốc gia lớn duy nhất thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Việc áp dụng chính sách thắt chặt có khả năng làm chậm tăng trưởng kinh tế trên thế giới và dẫn đến suy thoái ở một số quốc gia.

Việc thắt chặt không phải sai lầm nhưng hầu như là quá muộn để cứu vớt thiệt hại nền kinh tế.

Châu Âu đang phải đối mặt với thách thức về tự chủ nguồn cung năng lượng. Họ phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga, từ 25% tổng nhu cầu năm 2009 tăng lên 32% vào năm 2021.

Trong những tuần gần đây, Liên minh Châu Âu có kế hoạch giới hạn mức giá khí đốt của Nga và Tổng thống Putin đe dọa sẽ thắt chặt nguồn cung cấp năng lượng cho Châu Âu hơn nữa. Các kế hoạch phân bổ đang được thảo luận, giá điện đã tăng vọt và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đang phải ngừng hoạt động ở Châu Âu. Nếu không có những giải pháp cấp thiết thì vào mùa đông sắp tới, Châu Âu sẽ phải đối mặt với cuộc suy thoái toàn diện.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang suy yếu. Chủ tịch Tập Cận Bình đã ưu tiên kiểm soát chính trị và hơn là tăng trưởng kinh tế, đồng thời theo đuổi chính sách “zero-Covid”, đóng cửa một số bộ phận của nền kinh tế. Các nhà phân tích phương Tây đang thảo luận về khả năng Trung Quốc xâm lược và phong tỏa Đài Loan, hoặc nhẹ hơn là gây áp lực buộc Đài Loan chấp nhận luật pháp đại lục và một nhà lãnh đạo bù nhìn. Khả năng nổ súng là rất thấp nhưng hậu quả lại rất cao, chứng tỏ họ lập kế hoạch dự phòng một cách nghiêm túc.

Các vấn đề của Nga và Trung Quốc đang khiến các doanh nghiệp trên toàn cầu rút ngắn và đơn giản hóa chuỗi cung ứng của mình, trở về nước sở tại khi có thể. Điều này sẽ gây tốn kém, làm giảm hiệu quả năng lực sản xuất toàn cầu. Thay đổi từng bước là cần thiết trong bối cảnh căng thẳng quốc tế, tuy nhiên những thay đổi đó sẽ làm giảm sản lượng kinh tế.

Giá cả hàng hóa là một thước đo tốt đo lường tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai. Giá dầu gần đây đã giảm bất chấp các vấn đề về việc cung cấp năng lượng của Nga và OPEC cắt giảm sản lượng.

Giá đồng cũng giảm trong những tuần gần đây. Đồng là một trong những chỉ báo tốt về kỳ vọng tăng trưởng kinh tế.

Về mặt tích cực có Canada và Mexico, cả hai thị trường xuất khẩu lớn của Hoa Kỳ này đều ít nhạy cảm hơn với những biến động kinh tế toàn cầu.

Sự sụt giảm toàn cầu sẽ tồi tệ như thế nào? Có thể không thảm khốc như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-09, nhưng chắc chắn sẽ tồi tệ hơn những chu kỳ nhỏ mà chúng ta đã thấy. Và nếu súng nổ ở Đài Loan, thì thảm họa kinh tế sẽ xảy ra trên thế giới trong nhiều năm tới.

Việc lập kế hoạch kinh doanh dự phòng trong trường hợp sụt giảm toàn cầu cần chú ý tới rủi ro lãi suất. Thắt chặt tiền tệ thường kéo theo xu hướng cắt giảm xây dựng, đầu tiên là nhà ở và sau đó là phi nhà ở, cũng như việc phân bổ vốn kinh doanh và chi tiêu các khoản mục lớn trong tiêu dùng. Các công ty bán hàng thuộc những ngành này sẽ dễ bị tổn thương nhất.

Các doanh nghiệp kinh doanh với Châu Âu nên lo lắng hơn về việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, vì họ có thể phải tạm ngừng hoạt động để tiết kiệm năng lượng, giúp các gia đình sưởi ấm vào mùa đông. Chi tiêu của người tiêu dùng cũng sẽ được giảm bớt. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ các nhà sản xuất Châu Âu cũng cần xem xét vấn đề về chuỗi cung ứng đề phòng trường hợp cuộc khủng hoảng năng lượng nổ ra.

Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc nên kỳ vọng tăng trưởng thấp hơn, thậm chí sụt giảm mạnh ở một số lĩnh vực như vật liệu xây dựng. Trong khi các tác động của chính sách tiền tệ là rõ nét nhưng tương đối ngắn, thì sự sụt giảm kinh tế của Trung Quốc sẽ diễn ra từ từ và lâu dài, miễn là các chính sách của Tập Cận Bình có hiệu lực.

Các tổ chức làm ăn với Trung Quốc, Đài Loan và thậm chí là các nước láng giềng của các quốc gia này phải lập kế hoạch dự phòng cho xung đột. Bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra.

Cuối cùng, thay đổi luôn tạo cơ hội. Đây sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp sáng tạo và có tầm nhìn xa. Sẵn sàng đón nhận cơ hội trong thời kỳ biến động sẽ đem lại thành quả trong tương lai.

Seeking Alpha

Xem thêm các chủ đề: #suy thoái

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ