Ngân hàng lớn nhất Mỹ chuẩn bị cho khả năng Chính phủ Mỹ vỡ nợ

Ngân hàng lớn nhất Mỹ chuẩn bị cho khả năng Chính phủ Mỹ vỡ nợ

17:24 29/09/2021

CEO JPMorgan Chase cho biết nhà băng này đã bắt đầu lên kế hoạch để chuẩn bị cho kịch bản Chính phủ Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ...

CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase - Ảnh: Reuters.
CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase - Ảnh: Reuters.

Tổng giám đốc (CEO) Jamie Dimon của JPMorgan Chase cho biết ngân hàng lớn nhất Mỹ lại đang một lần nữa chuẩn bị cho khả năng Chính phủ Mỹ vỡ nợ, cho dù ông vẫn tin rằng Quốc hội nước này sẽ tránh sự kiện “có thể trở thành thảm hoạ” đó bằng cách đi đến một thoả thuận nâng trần nợ quốc gia.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 28/9, ông Dimon nói JPMorgan Chase đã bắt đầu lên kế hoạch để chuẩn bị cho kịch bản Chính phủ Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ. Trong kế hoạch này, JPMorgan Chase đưa ra những ảnh hưởng tiềm tàng của một vụ vỡ nợ như vậy đối với thị trường tài chính, các tỷ suất về vốn, hợp đồng của ngân hàng với khách hàng, và định hạng tín nhiệm của Mỹ.

Ông Dimon cho biết, trong những cuộc khủng hoảng trần nợ trước đây của Mỹ, JPMorgan Chase cũng lên kế hoạch tương tự.

“Mỗi lần xảy ra tình trạng này, mọi chuyện cuối cùng đều được giải quyết. Nhưng chúng ta không bao giờ nên để xảy ra tình trạng như vậy”, ông Dimon nói về thế bế tắc trong cuộc thảo luận nâng trần nợ tại Quốc hội Mỹ. “Tôi cho rằng tất cả chuyện này là sai lầm. Sẽ đến một ngày nào đó chúng ta nên có một dự luật được cả lưỡng đảng ủng hộ để xoá bỏ trần nợ quốc gia. Đây hoàn toàn là vấn đề chính trị”.

Hôm thứ Hai tuần này, phe Cộng hoà trong Thượng viện Mỹ chặn một dự luật do phe Dân chủ đề xướng về cấp ngân sách cho Chính phủ đến tháng 12 và đình chỉ trần nợ quốc gia cho tới tháng 12/2022.

Nếu đến ngày thứ Sáu, Quốc hội Mỹ vẫn chưa có giải pháp cấp vốn mới cho Chính phủ Mỹ, thì Chính phủ sẽ phải đóng cửa vì hết ngân sách hoạt động. Trong một lá thư ngày 28/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo các nghị sỹ rằng nếu trần nợ không được nâng trước ngày 18/10, Chính phủ Mỹ có thể sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ.

Ông Dimon nói JPMorgan Chase đang rà soát lại hợp đông với khách hàng để chuẩn bị cho tình huống Chính phủ vỡ nợ.

“Nếu tôi nhớ không lầm thì trong lần gần đây nhất phải chuẩn bị cho một tình huống như vậy, chúng tôi đã thiệt hại 100 triệu USD”, ông nói.

Trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ trong năm nay, ông Dimon nói rằng trong những lần các nghị sỹ tranh cãi về trần nợ trước đây, JPMorgan Chase đã phải dành thời gian và tiền bac để tìm hiểu xem một vụ vỡ nợ của Washington có nghĩa là như thế nào.

“Và tôi không muốn ‘ôn tập’ lại chuyện đó”, ông Dimon nói với các nghị sỹ.

Link gốc tại đây.

Theo VnEconomy

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ