Nhà phân tích chính xác nhất Wall Street nói gì về triển vọng chứng khoán Mỹ?
Trong năm vừa qua, Michael Wilson, chuyên gia phân tích của Morgan Stanley đã làm được điều mà hầu như không đồng nghiệp nào của ông làm được: ông có thể dự đoán chính xác chuyển động của thị trường trước khi chúng xảy ra và cũng xác định thời điểm biến động của thị trường với độ chuẩn xác đáng kinh ngạc
Thị trường chuyển sang bullish sau khi chạm đáy vào hồi khủng hoảng tháng 3, trong khi hầu hết các đồng nghiệp của ông đều coi đó là ngày tận thế. Đà tăng đó vẫn tiếp diễn cho tới hơn một tháng trước, khi ông cảnh báo: "hãy chuẩn bị cho một thị trường giao dịch khó khăn trong vòng 5 tuần tới." - tiếp theo là đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ vào đầu tháng 9 - và sau đó 2 tuần, ông lại dự đoán chính xác chứng khoán Mỹ sẽ phải điều chỉnh 10% lần thứ 2 do "giới đầu tư hơi quá tự mãn về sự bất ổn xung quanh kết quả bầu cử, gói kích thích tài khóa không có khả năng được thông qua trước bầu cử và làn sóng thứ hai của Covid-19". S&P 500 đã thực sự mất 9% điểm, trong khi đó Nasdaq và Russell 2000 lần lượt giảm 10% và 7%.
Một lần nữa, ông đã đúng.
Vào thứ Hai tuần trước, ông đã thay đổi quan điểm bearish của mình: "Sự điều chỉnh mà tôi mong đợi gần như đã kết thúc và khuyến nghị của chúng tôi là mua vào các cổ phiếu trong vùng giá rẻ."
Kể từ đó, S&P tăng 13.5% lên mức cao nhất mọi thời đại, Nasdaq +10.8% chạm mức cao kỷ lục và sau tin tức của Pfizer hôm qua, chỉ số Russell đã tăng hơn 16%.
Tóm lại, ông đã đúng một lần nữa.
Trong ghi chú mới nhất của mình, được xuất bản trước tin tức về Pfizer, Wilson viết rằng ông vẫn đứng về phía phe bò dựa trên luận điểm của ông từ hồi tháng Ba rằng "thị trường gấu kết thúc với sự suy thoái khi các thị trường bò mới bắt đầu." Ông nói thêm, "khi thị trường tăng giá bắt đầu với một chu kỳ kinh tế mới, chúng thường kéo dài trong nhiều năm, không phải tháng, hay quý." Do đó, chúng tôi tin rằng thị trường tăng giá này còn cả một chặng đường dài để vận hành. Chúng tôi dự báo nhịp điều chỉnh 10% vào tháng 8 và một nhịp nữa vào tháng 10 do thị trường cần thời gian nghỉ ngơi/tích lũy sau những mức tăng bất thường trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế mới và thị trường tăng trưởng. Ông định lượng quan điểm của mình bằng cách nói rằng "phạm vi S&P 500 là 3150 - 3550 dựa trên cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản" mặc dù hiện tại chỉ số S&P đang giao dịch trên mốc điểm này, ông có thể sẽ phải đánh giá lại, và theo hướng tích cực, mục tiêu sẽ được đẩy lên cao hơn nữa.
Sau phần giới thiệu này, Wilson xứng đáng có sự tín nhiệm khi viết trong ghi chú tuần trước, "chúng tôi đề xuất mua thêm cổ phiếu do thị trường đang ở gần mức cận dưới trong phạm vi đề xuất. Mặc dù thị trường đi đúng theo khuyến nghị, chúng tôi thừa nhận rằng đà tăng tới cận trên của phạm vi là quá nhanh.
Lý do Wilson cho rằng thị trường phản ứng quá mạnh và gay gắt như vậy là vị họ không mong đợi cuộc bầu cử dẫn đến một kết quả chia rẽ. Cụ thể hơn đó là trường hợp đảng Cộng hòa nắm giữ Thượng viện. Vào cuối tuần trước, thị trường đã nghĩ về việc làn sóng xanh có ý nghĩa thế nào đối với cổ phiếu và trái phiếu - và có thể nó sẽ không quá tuyệt vời, ít nhất là lúc mới bắt đầu.
Ngay cả Morgan Stanley cũng nằm trong số định chế tài chính cảnh báo rằng nếu thiếu làn sóng xanh, thị trường có thể đảo chiều giảm:
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Nếu loại trừ tin tức vắc-xin của Pfizer ngày hôm qua, các khía cạnh của cuộc bầu cử thực tế vẫn chưa rõ ràng. "Mặc dù có vẻ như Joe Biden có số phiếu đại cử tri đoàn cần thiết để trở thành Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, kết quả này đang bị kiện bởi Tổng thống Trump, một quá trình có thể kéo dài nhiều tuần ngay cả khi nó không thay đổi kết quả tranh cử. Quan trọng hơn đối với thị trường, Thượng viện hiện đứng giữa 50 ghế của đảng Cộng hòa và 48 ghế của đảng Dân chủ và sự không chắc chắn về 2 ghế cuối cùng sẽ phải chờ đến khi cuộc bầu cử kết thúc tại Georgia vào ngày 5 tháng Giêng.
Mặc dù Wilson đồng ý với hầu hết các khách hàng rằng: "khi mọi thứ lắng xuống, chúng ta nên có một tổng thống đảng Dân chủ đứng đầu Thượng viện và Hạ Viện nhưng ông nhận ra sự đồng thuận chưa xảy ra trong kết quả bầu cử. Wilson cũng lưu ý rằng kết quả của một chính phủ chia rẽ đã được thị trường phản ánh tương đối. Hơn nữa chúng ta chỉ có thể biết kết quả chính thức trong 8 tuần tới, bao gồm khoảng thời gian quan trọng đối với các nhà quản lý quỹ vào cuối năm, có thể dẫn đến sự thay đổi trong vị thế thị trường hoặc biến động cao hơn.
Và trong khi thị trường đã gần như định trước kết quả và hướng tới năm 2021, Wilson khuyến nghị giới đầu tư nên cẩn trọng, vì thị trường có thể có thêm một vài nhịp rung lắc mạnh vào cuối năm.
Wilson đi một con đường gián tiếp trong việc xác định những rủi ro liên quan đến Covid-19, mặc dù đối với phản ứng thị trường ngày nay, những rủi ro này có thể được chiết khấu. Trong mọi trường hợp, theo Wilson, "ngoài sự bất ổn về cuộc bầu cử, chúng ta hiện đang ở giữa làn sóng thứ hai của virus Covid-19. Châu Âu đã có phản ứng với làn sóng này bằng các đợt đóng cửa chủ động và Mỹ có thể làm điều tương tự ở một số bang khi số ca nhiễm tăng lên. Rủi ro như vậy chưa được phản ánh ở mức giá hiện tại, theo quan điểm của chúng tôi. Tóm lại, nhịp tích lũy bắt đầu từ tháng 8 chưa chắc đã kết thúc.
Người khác có thể phản bác rằng thị trường bỏ qua mọi rủi ro của làn sóng Covid-19 thứ hai bằng cách phản ánh thông tin về vắc-xin, mặc dù bị trì hoãn vào năm 2020 nhưng chắc chắn sẽ được tung ra vào năm 2021:
Wilson nói rằng ông dựa vào phân tích kỹ thuật để phán đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo: "chúng tôi đã đánh dấu một mô hình thú vị hiện đã được hình thành tại S&P 500, được gọi là mẫu hình nêm hoặc hình tam giác. Như ghi chú, kể từ khi đạt đỉnh vào đầu tháng 8, chúng ta trải qua 2 đợt điều chỉnh và phục hồi 10% riêng biệt. Với đà hồi phục mạnh mẽ vào tuần trước, thị trường đang ở vùng quan trọng. Liệu nó có thể vượt qua vùng cận trên trong mô hình cái nêm không? Chúng tôi không đưa ra dự đoán nhưng nghiêng về quan điểm chỉ số sẽ đảo chiều tại mức kháng cự (theo hình). Do đó chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục quan sát thị trường trước khi quyết định đầu tư thêm vào chứng khoán, khi mà giá cổ phiếu đã kém hấp dẫn hơn so với tuần trước."
Theo như kết luận của Wison: "Chúng tôi ưa thích những trường hợp như thế này, khi các chỉ số kỹ thuật phù hợp với phân tích cơ bản và mẫu hình nêm hiện tại là một đại diện hoàn hảo cho tình hình hiện tại - sự cân bằng giữa những bất ổn ngắn hạn còn lại trong năm 2020 và triển vọng tăng trưởng cho năm 2021. Do đó chúng tôi sẽ tiếp tục giữ quan điểm bullish trong 6 - 12 tháng tới những sẽ kỷ luật và cẩn trọng trong ngắn hạn.
Về khía cạnh những giao dịch thực tế, ngay cả trước khi có tin tức về Pfizer hôm nay, Wilson đã dồn tỷ trọng vào các cổ phiếu nhóm chu kỳ và tăng trưởng ở mức giá hợp lý (GARP) trong khi cẩn trọng với các cổ phiếu nhóm phòng thủ hoặc những cổ phiếu dài hạn đang được định giá quá cao:
"Đại diện tốt nhất cho quan điểm của chúng tôi có thể được thể hiện hiệu suất của chỉ số S&P 500 với trọng số bằng nhau so với phiên bản trọng số theo vốn hóa, cũng như nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ so với cổ phiếu vốn hóa lớn. Hai tỷ số đó thể hiện rõ ràng nhất quan điểm của chúng tôi trong vào 6 - 12 tháng tới."
S&P 500 hiện đang trên mức 3,600 khi chuyên gia Morgan Stanley đã ghi chú rằng nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ đang tăng vọt trong khi nhóm cổ phiếu phòng thủ và công nghệ không có một chút sắc xanh. Có vẻ chiến lược gia xuất sắc nhất Wall Street sẽ lại đúng một lần nữa.