Trong tháng 5, đồng đô la Mỹ đã suy yếu đáng kể so với đồng euro, EUR/USD tăng từ 1.2029 lên 1.2195. Chỉ số DXY cũng giảm 1.6%. Theo các nhà kinh tế tại MUFG Bank, bằng chứng về việc lợi suất của Mỹ đang ở trạng thái cân bằng sẽ khiến đồng đô la Mỹ tiếp tục chịu áp lực giảm trong ngắn hạn.
Các ngân hàng trung ương có lợi thế hơn trong việc thuyết phục các thị trường rằng lạm phát sẽ chỉ là tạm thời, với lợi suất của Hoa Kỳ giao dịch trong một phạm vi hẹp. Đó là ngay cả khi dữ liệu lạm phát đánh bại các ước tính tháng trước. Một chuỗi các dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ, bắt đầu với bảng lương vào ngày thứ Sáu, có thể làm suy yếu niềm tin đó - nên các nhà đầu tư đang chọn phương án đứng ngoài trong ngày hôm nay.
Giá nhà ở tăng vọt có thể khiến các NHTW bắt đầu giảm bớt các biện pháp kích thích. Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới cũng đang bày tỏ quan ngại với một số quan điểm nổi bật như sau:
Trọng tâm ngắn hạn trên thị trường dầu là liệu dầu WTI có tham gia cùng với người anh em Brent của nó trong việc đóng cửa trên mức $70/thùng hay không. Với nhu cầu tăng cao, nhiều khả năng điều đó sẽ trở thành hiện thực.
OPEC + khiến người tiêu dùng dầu rơi vào trong tình trạng "lấp lửng" khi cho biết vẫn bám sát kế hoạch tăng sản lượng hàng tháng cho đến tháng 7, nhưng lại từ chối đưa ra bất kỳ gợi ý nào về các động thái tiếp theo cho đến khi có bằng chứng rõ ràng về nhu cầu dầu thô trên thị trường.