Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 02.06.2021: Sự chú ý của tôi lúc này là EUR/GBP

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 02.06.2021: Sự chú ý của tôi lúc này là EUR/GBP

15:08 02/06/2021

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.

Với những NHTW nào đang xem xét việc tăng lãi suất, các đồng tiền tương ứng sẽ có dư địa tăng mạnh trong thời gian tới
Với những NHTW nào đang xem xét việc tăng lãi suất, các đồng tiền tương ứng sẽ có dư địa tăng mạnh trong thời gian tới

EUR – Kelvin Hebburn

Ngày hôm nay đồng Euro chủ yếu dao động trong biên độ xung quanh mức 1.22 (vùng 90.0 quan trọng của DXY) trước thời điểm công bố bảng lương vào thứ Sáu. Một ngày kỳ lạ khi không có nhiều mối tương quan giữa các loại tài sản, và dòng tiền có vẻ đang chi phối hành động giá trong các cặp tiền tệ riêng lẻ. Khi các vị thế được cắt giảm trước các sự kiện rủi ro quan trọng của tháng này, tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày hôm nay khi có rất ít tin tức đáng chú ý. Suy đoán của tôi cũng giống như tất cả mọi người trên thị trường, đó là bảng lương phi nông nghiệp rất khó để dự báo, kể cả với những chuyên gia, vì vậy tôi muốn chờ đợi và đánh giá tình hình trước khi mở vị thế với Euro. Tiếp tục duy trì bullish với GBP trên các cặp chéo, mặc dù nó đã gây nhiều đau đớn vào hôm qua khi EUR/GBP dường như đã thúc đẩy đồng Euro cao hơn vào buổi tối. Nếu EUR/USD vượt qua mức 1.2270 ở trên sẽ mở đường đến đỉnh trong năm tại 1.2350 và một nhịp giảm xuống dưới 1.2130 khiến tỷ giá tiếp tục suy yếu.

GBP – Matthew Pheasant

Hôm qua là một ngày không vui đối với những ai long GBP như chúng tôi, khi EUR/GBP ghi nhận nhu cầu mua vào đột biến suốt cả ngày dài, như thể là do một lệnh giao dịch Algorithm lớn liên quan đến câu chuyện dòng tiền. Một số người có thể đặt ra “thuyết âm mưu” rằng báo chí Vương quốc Anh đang vẽ ra kịch bản về việc dời lại ngày dỡ bỏ phong tỏa, nhưng trên thực tế thì việc dỡ bỏ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đi lại của nước này. Ngoài ra, lần đầu tiên trong vòng 1 năm qua không có ca tử vong nào liên quan đến Covid được ghi nhận tại Anh, và có rất nhiều áp lực đè nặng lên ông Boris ngăn cản việc trì hoãn dỡ bỏ, do đó đây là câu chuyện khó để có thể thay đổi. Dù vậy, lý do tôi lựa chọn GBP vẫn không đổi, bởi kinh tế đang khởi sắc và sự dịch chuyển sang hướng ‘hawkish’ trong giọng điệu của ông Vlieghe có thể lan tỏa đến phần còn lại của Ủy ban Chính sách Tiền tệ. Nhưng cũng cần lưu ý là sau khi đạt đỉnh trong vòng 3 năm qua vào ngày thứ Hai vừa rồi, Cable lại có sự đảo chiều xu hướng vào hôm qua. Tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy những đồng tiền của các NHTW đang tính toán đến việc tăng lãi suất trong vòng 18 tháng tới tăng mạnh, và ngược lại. Điều này là đủ hợp lý để vẫn giữ quan điểm bullish với GBP so với EUR, khi xét đến sự phân kỳ trong chính sách tiền tệ hiện nay. Một lý do khác để lựa chon giao dịch cặp chéo (thay vì GBP/USD) là bởi USD đang tích lũy cho một xu hướng lớn khi vẫn giằng co ngay tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng, nhưng xu hướng đang trở nên kém rõ ràng hơn, và số liệu NFP vào thứ Sáu tới sẽ là yếu tố quan trọng cho xu hướng này. Tôi đã lợi dụng đà tăng của EUR/GBP hôm qua để gia tăng thêm vị thế Short EUR/GBP tại 0.8660/70.

AUD, NZD – James Clark

Cho dù sự thay đổi giọng điệu sang ‘hawkish’ của RBA vào sáng thứ Hai có dẫn đến các quyết định thắt chặt QE và/hoặc điều tiết đường cong lợi suất tại cuộc họp tháng 7 hay không, AUD có khả năng sẽ giữ nguyên đà tăng trên các cặp chéo trong thời gian chờ đợi khi thị trường điều chỉnh kỳ vọng về hành động của RBA. Điều đó chắc chắn đã xảy ra ngày hôm qua với AUD/NZD tăng cao hơn và khiến các vị thế Short sau khi RBNZ chuyển sang hawkish phải cắt lỗ. Thị trường có vẻ khó hiểu vào ngày hôm qua khi hoạt động Long NZD và GBP trên các cặp chéo lại không diễn ra suôn sẻ. Trên thực tế, các cặp chéo NZD xóa sạch mức biến động tạo ra sau những quan điểm ‘hawkish’ của RBNZ, và với vị thế thị trường đã được xây dựng, NZD có vẻ dễ bị tổn thương nếu NZD/USD di chuyển xuống dưới 0.7200/10. Chúng tôi vẫn đang cố gắng tránh xa USD nói chung trước bảng lương NFP vào thứ Sáu và NZD/JPY là cặp mà tôi muốn thể hiện quan điểm bullish NZD vào lúc này.

CAD – Simon Spearing

Đồng CAD nhận được hỗ trợ vào hôm qua khi USD suy yếu và giá dầu tăng, nhưng sau đó lại giảm khi phiên London kết thúc trước động thái chốt lời khi tỷ giá USD/CAD hướng dần đến ngưỡng cản 1.2000. Dù vậy, khá thú vị khi quỹ tiền thật vẫn Short USD/CAD khi tỷ giá này tăng trở lại. Xu hướng này có thể là sự phản ứng muộn màng trước số liệu GDP quý I xấu hơn dự báo, nhưng như tôi đã nhận định hôm qua, dữ liệu việc làm vào Thứ Sáu mới là tin tức then chốt của tuần này. Xu hướng dịch chuyển trọng tâm của USD/CAD sẽ hình thành khi dữ liệu việc làm, của cả Mỹ và Canada, được công bố, nhưng hành động giảm khối lượng vị thế sẽ diễn ra trước thời điểm công bố dữ liệu, và nhu cầu mua USD/CAD sẽ tăng trong vài ngày tới. Tôi đã đứng ngoài vào thời điểm này và kỳ vọng biên độ giao dịch sẽ trong khoảng 1.20/1.2150, kéo dài cho đến thứ Sáu tuần này.

JPY – Charlie Cass

USD/JPY đang đi ngang cùng với USD nhưng thật đáng khích lệ khi thấy cặp tiền này giữ mức hỗ trợ được đánh dấu ở đây vào ngày hôm qua tại 109.30/35. Tôi không nghĩ rằng quy mô vị thế Short JPY hiện tại phù hợp với niềm tin vào câu chuyện dẫn dắt dựa trên bối cảnh tăng trưởng và lạm phát. Do đó, nhịp tăng lên mức 109 trong tuần trước có thể đã khiến một vài người mất cảnh giác, và các nhịp giảm xuống mức hỗ trợ nói trên và sau đó là 109.00/10 nhiều khả năng sẽ tìm thấy lực mua. Một động lực đáng chú ý của dòng tiền vào tuần trước là lực bán USD/JPY đáng kể từ các quỹ tiền thật trong nước trên nhịp tăng mạnh từ 108.70 lên 110. Tôi nghĩ rằng đó chỉ là nhất thời hơn là sự khởi đầu của một cái gì đó mang tính cấu trúc to lớn hơn, nhưng đó là điều cần để mắt tới. Một dấu hiệu đáng khích lệ khác đối với bên mua USD/JPY là TRY/JPY đã biến động giật mạnh xuống trong sáng nay, nhưng USD/JPY hầu như không ảnh hưởng gì, hoặc có thể đó là một dấu hiệu không tốt đối với các nhà giao dịch G-10 nói chung, nhưng tôi thích kịch bản đầu tiên hơn.

CHF – Matthew Pheasant

Hôm qua là ngày mà các vị thế phổ biến dường như bị đóng lại và EUR/CHF cũng không phải ngoại lệ, giảm 40 pips ngay sau khi chạm 1.10. Miễn là tỷ giá ở trên 1.0920/30, chúng tôi tiếp tục thích Long cặp EUR/CHF và nhìn chung coi CHF là một đồng cấp vốn tốt do có sự khác biệt trong chính sách của ngân hàng trung ương. Trong khi đó, USD/CHF nằm ngay dưới ngưỡng kháng cự chính ở mức 0.9000 và việc bứt phá ở đây có thể mời gọi một số vị thế long ngắn hạn, đặc biệt nếu các vị thế short USD tiếp tục được chốt lời.

JP Morgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ