Danske Bank Research: Dữ liệu PMI tháng 11 đang gánh trên vai những trọng trách nào, đối với cả kỳ vọng về ECB và Eurozone?

Danske Bank Research: Dữ liệu PMI tháng 11 đang gánh trên vai những trọng trách nào, đối với cả kỳ vọng về ECB và Eurozone?

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

15:04 22/11/2024

Nhận định bởi Bộ phận Nghiên cứu tại Danske Bank.

Điểm nhấn hôm nay

Chiều nay, Eurozone sẽ công bố dữ liệu PMI sơ bộ tháng 11, một yếu tố được cho là sẽ đóng vai trò then chốt đối với quyết định của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vào cuộc họp tháng 12. Đà tăng trưởng gần đây đã chững lại, đặc biệt là do sự suy giảm ở Đức. Chúng tôi cho rằng ngành sản xuất sẽ tiếp tục suy thoái với PMI cải thiện nhẹ từ mức 46.0 điểm trong tháng 10 lên 46.4 điểm vào tháng 11, gần sát tình hình thực tế nhờ phương pháp tính toán của chỉ số này. Mặt khác, PMI dịch vụ dự kiến vẫn duy trì trên ngưỡng 50.0 điểm, nhưng có thể giảm nhẹ từ mức 51.6 điểm xuống 51.2 điểm do sự thu hẹp trong hoạt động mở rộng và các yếu tố mùa vụ. Ngoài ra, dữ liệu PMI tháng 11 của từng quốc gia, bao gồm Pháp, Đức, Anh và Mỹ, cũng sẽ được công bố, đi kèm nhiều bài phát biểu từ các quan chức ECB, trong đó có Chủ tịch Christine Lagarde.

Những diễn biến đáng chú ý gần đây

Nhật Bản

Được công bố sáng nay, CPI lõi toàn quốc tháng 10 của Nhật Bản tăng 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái (dự báo: 2.2%, kỳ trước: 2.4%), vẫn trên mục tiêu 2.0% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Đáng chú ý, PMI sản xuất của Nhật Bản giảm kỳ thứ năm liên tiếp, từ mức 49.2 điểm của tháng 10 xuống 49.0 điểm trong tháng 11. BoJ sẽ xem xét các số liệu này trong cuộc họp vào tháng 12 tới.

Eurozone

Niềm tin người tiêu dùng tại Eurozone bất ngờ giảm xuống -13.7 điểm trong tháng 11 (dự báo: -12.4 điểm, kỳ trước: -12.5 điểm) sau khi liên tục cải thiện suốt hai năm qua. Thoạt nhìn, sự sụt giảm này có thể kéo theo trở ngại cho tăng trưởng. Tuy nhiên chuỗi số liệu này thường biến động theo từng tháng, và chúng ta đã chứng kiến những đợt giảm tương tự trong các tháng đơn lẻ của hai năm trước, sau đó được đảo ngược trong tháng tiếp theo. Dù vậy, tiêu dùng tư nhân được dự báo là động lực tăng trưởng chính trong năm tới, do đó, việc theo dõi niềm tin người tiêu dùng là rất quan trọng để đánh giá xem liệu sự sụt giảm trong tháng này chỉ là nhất thời hay là một thay đổi đáng kể so với xu hướng tăng trước đó.

Mỹ

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong sáu tháng là 213,000 (dự báo: 220,000), cho thấy thị trường lao động vẫn tương đối vững vàng. Mặt khác, chỉ số sản xuất Philadelphia Fed lại giảm mạnh xuống -5.5 điểm trong tháng 11 (dự báo: 8.0 điểm, kỳ trước: 10.3 điểm). Nhìn chung, con số này vẫn nằm trong khoảng biến động điển hình của những năm gần đây, mặc dù thấp hơn mức trung bình trước đại dịch.

Chủ tịch Fed Chicago - Austan Goolsbee, phát biểu rằng ông nhận thấy lãi suất có thể giảm "khá mạnh" trong năm tới, qua đó, khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay.

Chứng khoán

Chứng khoán toàn cầu tăng điểm hôm qua, với thị trường Châu Âu có phần hụt hơi so với các thị trường khác sau một phiên giao dịch biến động. Về cơ bản, tình hình tại Châu Âu hiện đang khá căng thẳng. Đại đa số nhà đầu tư đều đồng ý rằng chứng khoán Châu Âu đang rẻ hơn đáng kể so với Mỹ, nhưng cũng có nhiều người “cảm thán” về triển vọng kinh tế kém tươi sáng hơn của Châu Âu, với những bất ổn có thể dẫn đến việc “tiến một bước, lùi hai bước”. Một yếu tố có thể thay đổi cục diện cho Châu Âu, cả về tương quan lẫn giá trị tuyệt đối, chính là sự phục hồi của hoạt động sản xuất. Do đó, chúng tôi cho rằng chỉ số PMI sơ bộ hôm nay là điểm dữ liệu quan trọng nhất trong tháng đối với Châu Âu.

Đáng chú ý là thị trường chứng khoán hôm qua tăng điểm khá đồng đều, với ngành tiện ích và nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ dẫn đầu. Điều này cho thấy mối quan tâm của thị trường đang dần quay trở lại với các yếu tố vĩ mô, trong khi tác động tiềm tàng từ chính sách thương mại dự kiến của Trump đang giảm dần.

Ngoại hối

EUR/USD giảm thủng ngưỡng 1.0500 vào cuối ngày hôm qua trong một phiên giao dịch khá trầm lắng. Dữ liệu kinh tế “hạng hai” của Mỹ hôm qua cho thấy tín hiệu trái chiều, với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm và chỉ số sản xuất Philadelphia Fed yếu đi, nhưng cả hai đều không tác động đáng kể đến thị trường. Dữ liệu PMI hôm nay có thể đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với EUR, vì đây là yếu tố quyết định xem liệu ECB có mạnh tay cắt giảm lãi suất 50 bps trong cuộc họp tháng 12 hay không (thị trường hiện đang định giá khoảng 30 bps). Về phía USD, chúng tôi duy trì quan điểm rằng đà tăng gần đây của đồng tiền này, một phần do cuộc bầu cử Mỹ, sẽ yếu dần vào cuối năm, bởi kỳ vọng thị trường hiện tại về Fed dường như quá “diều hâu” và vị thế mua ròng đang ở mức cao.

Danske Bank Research

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ