Cổ phiếu công nghệ đã bị kẹt và đi ngang trong hầu hết tháng 3 khi tâm lý nhà đầu tư lộn xộn trong bối cảnh lo ngại lạm phát và số ca nhiễm mới gia tăng
Bị lạc trong cuộc tranh luận về lạm phát chính là một thách thức lớn đối với các nhà giao dịch: thị trường có thể đánh giá quá cao nguy cơ áp lực giá cả, ngay cả khi Fed không tăng lãi suất nhanh như kỳ vọng. Khi các Traders đồn thổi về lạm phát thì các ngân hàng trung ương lại đang cố tình làm ngơ những rủi ro này.
Giá dầu giảm hơn 2% khi các lệnh đóng cửa do làn sóng lây lan vi-rút mới làm dấy lên lo lắng về nhu cầu đối với các sản phẩm dầu. Bên cạnh đó, anh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến kênh đào Suez tiếp tục chịu sự phong tỏa, cản trở đến việc giao thương thương mại. Dầu thô Brent tương lai giảm $1.33 tương đương 2.1%, xuống $63.66/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô WTI Future của Mỹ giảm $1.40 - tương đương 2.3%, xuống $60,30/thùng sau khi giảm 1.12% trong ngày.
Tỷ lệ lạm phát của các quốc gia G7 lớn, được đo bằng chỉ số CPI tổng hợp trước đại dịch vào tháng 1 năm 2020, chỉ dưới 2% và có xu hướng tăng cao hơn. Việc mở cửa trở lại sẽ chứng kiến lạm phát cuối cùng bắt kịp đà phục hồi trong tăng trưởng toàn cầu trở lại mức cao vào đầu năm 2020, chắc chắn sẽ khiến Fed phải phản ứng.
Đà tăng của giá dầu được thúc đẩy bởi nhu cầu dường như hơi "thái quá". Tuy nhiên, cơ hội tăng giá đối với dầu thô vẫn được giữ nguyên trong trung và dài hạn.
Mức tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%, thuộc nhóm 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.