Nợ công thế giới: Mỹ kỷ lục, nhưng Nhật mới đứng đầu
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Nợ công Mỹ đạt kỷ lục thế giới nhưng tính tỷ lệ so sánh với GDP thì chỉ đứng thứ 2 thế giới, xếp sau Nhật Bản và đứng trên Anh.
Theo kết quả của năm 2020, chỉ số tổng nợ Chính phủ (nợ công) trên GDP thế giới nói chung lên tới 105% - ông Daniil Nametkin đứng đầu Trung tâm phân tích đầu tư và nghiên cứu kinh tế vĩ mô thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược nói với với hãng tin Nga Sputnik.
Theo bảng xếp hạng, chiếm “ngôi” thủ lĩnh về nợ công trên thế giới ở thời điểm hiện tại là Nhật Bản, vượt 200% GDP, tiếp đến là Hoa Kỳ, Anh và khu vực đồng tiền chung châu Âu (euro) cũng có mức nợ cao, lên tới hơn 100% GDP.
“Mức nợ công cao nhất ghi nhận chủ yếu ở các nước phát triển, đó là Nhật Bản có nợ công lên tới 234% GDP, tiếp sau là Hoa Kỳ với 160%, Anh đứng thứ ba với 144%, khu vực đồng euro cũng nợ rất cao là 120,4% GDP” - người đối thoại với hãng tin cho biết.
Tuy đứng ở vị trí thứ 2 và kém xa về mức nợ so với GDP nhưng với quy mô của nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về tổng số nợ với hơn 30.000 tỷ USD, thậm chí còn có số liệu cho là gần 40.000 tỷ.
Theo lời chuyên gia Nga, bất kể mức gánh nợ nặng ở nhiều quốc gia lớn, trong tương lai gần không mấy hy vọng tháo gỡ các vấn đề về xử lý nợ.
Theo chuyên gia Nametkin, nguyên nhân khiến cho nợ công ngày càng cao là các nhà điều phối lớn nhất thế giới đã nhiều năm duy trì chế độ lãi suất cực thấp, giúp đơn giản hóa đáng kể dịch vụ nợ.
“Cụ thể, khoảng phạm vi thấp của lãi suất Quỹ Liên bang Hoa Kỳ (Quỹ FED) và lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là 0%, lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nói chung còn ở mức âm là -0,1%” - ông Nametkin cho biết.
Đồng thời, kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 cho thấy trong trường hợp điều kiện kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà điều phối thế giới sẵn sàng đi tới thực hiện những biện pháp chưa từng có về cung cấp thanh khoản cho thị trường để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính - chuyên gia Nga nói thêm.
Hôm 23/6, Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga Alexei Zabotkin cũng nói rằng, một cuộc khủng hoảng mới đối với nền kinh tế thế giới là điều “không thể tránh khỏi”. Ông Andrey Rusetsky, Giám đốc tài sản của BCS World of Investments cũng cho rằng, dự đoán này là có cơ sở.
Theo ông Rusetsky, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã đạt mức kỷ lục, tình trạng này chỉ xảy ra một lần sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Do đó, việc các nền kinh tế hàng đầu thế giới chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ-tín dụng có thể dẫn đến khủng hoảng nợ sau 3 đến 4 năm nữa.
Các chuyên gia của BCS World of Investments xuất phát từ cách tiếp cận thực tế là sau cuộc khủng hoảng năm 2020, nợ công và nợ doanh nghiệp trên thế giới hiện đang tăng lên so với nền kinh tế ở mức ngang với cuộc khủng hoảng vào thời điểm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Link gốc tại đây.
Theo báo Tri thức và cuộc sống