Nỗi lo thanh khoản đồng USD vẫn còn đang "lơ lửng"

Nỗi lo thanh khoản đồng USD vẫn còn đang "lơ lửng"

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

10:54 09/08/2020

Sự hỗn loạn trên thị trường hoán đổi lãi suất vào năm 2019 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngân hàng trong việc giữ lượng dự trữ tiền mặt lớn tại Fed

Sự hỗn loạn trên thị trường hoán đổi lãi suất vào năm 2019 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngân hàng trong việc giữ lượng dự trữ tiền mặt lớn tại Fed

Thời khắc căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng thanh khoản USD tạm thời đã đi qua. Tuy vậy, khi mà tình hình đang được cải thiện dần đối với hệ thống tài chính, sự sụt giảm lượng tiền mặt của các ngân hàng gửi tại Cục dự trữ Liên bang Mỹ nên được theo dõi một cách cẩn thận.

Sự căng thẳng tột độ vào tháng 9 năm ngoái tại thị trường cho vay vốn ngắn hạn của Mỹ là một lời nhắc nhở đanh thép về rủi ro dự trữ của các ngân hàng ở mức thấp có thể đe dọa tới thị trường cấp vốn USD trên toàn cầu.

Cần nên nhắc lại câu chuyện đã xảy ra vừa qua. Cú sốc Covid-19 gây nên tình trạng thiếu hụt thanh khoản USD trên toàn cầu, khi sự thu hẹp mạnh của nguồn cung cho vay bằng USD từ các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng đã không thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng. Fed ngay lập tức hành động bằng việc thiết lập lại hạn mức hoán đổi ngoại tệ với các NHTW nước ngoài. Và với việc kinh tế Mỹ suy giảm với tốc độ kỷ lục, cơ quan này đã cam kết cung cấp hỗ trợ đặc biệt về chính sách tiền tệ trong tương lai.

Liều thuốc trên đã có hiệu quả. Đồng USD và cơ sở hoán đổi tiền tệ - một thước đo cho tình hình nguồn cung USD trên toàn cầu – đã thoái lui trở lại mức trước đại dịch, và việc sử dụng các hạn mức hoán đổi ngoại tệ giữa các NHTW cũng giảm đáng kể.

Tuy nhiên, trong 2 tháng vừa qua, tổng lượng dự trữ của các ngân hàng tại Fed đã giảm từ mức 3.3 nghìn tỷ xuống còn 2.6 nghìn tỷ USD do quá trình mua tài sản của NHTW chậm lại, việc sử dụng hạn mức hoán đổi ngoại tệ giảm xuống, và lượng tiền mặt tại Kho bạc Hoa Kỳ gia tăng. Có thêm tiền trong Kho bạc có nghĩa sẽ có ít tiền hơn ngoài hệ thống ngân hàng.

Để đặt mức thu hẹp 700 tỷ USD trên vào trong bối cảnh cụ thể, trong giai đoạn Fed chủ động giảm lượng tài sản nắm giữ từ tháng 10/2017 đến tháng 9/2019, dự trữ các ngân hàng đã giảm với mức tương tự, từ 2.1 nghìn tỷ xuống còn 1.4 nghìn tỷ USD.

Điều gì đã xảy ra sau đó? Thị trường tiền tệ Mỹ rơi vào một lỗ hổng thanh khoản, với việc lãi suất đối với thỏa thuận mua bán lại – một nghiệp vụ cho vay có bảo đảm mà tiền được trao đổi bằng tài sản thế chấp như Trái phiếu Kho bạc – tăng lên tới gần 10% vào tháng 9 năm ngoái. Fed đã bắt buộc phải bơm tiền mặt vào hệ thống ngân hàng.

Mức thu hẹp 700 tỷ của dự trữ ngân hàng trong 2 tháng qua có bản chất rất khác biệt hơn, và mức 2.6 nghìn tỷ hiện tại cũng là mức cao so với lịch sử. Tuy nhiên, biến cố gần nhất đã dạy cho chúng ta một bài học: Mức dự trữ tưởng như cao đó có thể sẽ vẫn là không đủ, do vậy chúng ta nên giữ sự cẩn trọng.

Trong một nghiên cứu gần đây bởi Ricardo Correa và Gordon Liao, chúng tôi đã “ngụp lặn” vào trong bảng cân đối hàng ngày của các ngân hàng lớn trên thế giới và kết nối lại lý do tại sao một mức dự trữ cao của các ngân hàng là chìa khóa hỗ trợ cho sự vận hành trơn tru của thị trường vốn USD.

Lý do đầu tiên đó là các ngân hàng lớn chỉ có thể trông chờ vào lượng tiền mặt của chính mình để bổ sung lượng tiền cho vay nhằm đối phó với sự gia tăng đột ngột của nhu cầu USD trong vài năm qua. Phương án thay thế sẽ là đi vay bổ sung từ các nguồn khác trong nền kinh tế, ví như thị trường tiền tệ, để đáp ứng nhu cầu của những người vay USD cuối cùng. Tuy nhiên, hậu quả không mong muốn trong giai đoạn căng thẳng trên đó là chi phí vay bên ngoài cao hơn, một bảng cân đối phình ra và những yêu cầu khắt khe hơn về tỷ lệ đòn bẩy.

Mức dự trữ lớn hơn cũng rất quan trọng bởi một phần lớn trong lượng tiền mặt của các ngân hàng đã phải đặt sang một bên để đáp ứng với các quy định và nguyên tắc quản lý rủi ro được thiết lập sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc sử dụng lượng tiền mặt của các ngân hàng tại Fed để tài trợ cho vay USD trong ngắn hạn sẽ bao gồm khối lượng lớn các giao dịch giữa các chi nhánh trong ngân hàng. Điều này là bởi các tổ chức tín dụng tiền gửi giữ tiền mặt, nhưng các nhà môi giới mới là những người thực hiện phần lớn các nghiệp vụ cho vay trên thị trường mua bán lại và hoán đổi ngoại tệ. Do vậy, bất cứ quy định nào về thanh khoản tại các chi nhánh ngân hàng sẽ không những hạn chế dòng tiền trong nội bộ mà còn ảnh hưởng ra cả thị trường cho vay USD.

Vấn đề này càng trở nên quan trọng hiện nay, khi những sự thay đổi bất thường về nhu cầu trên thị trường vốn USD nhiều khả năng sẽ ở mức lớn. Lượng tiền mặt của Kho bạc Mỹ tại NHTW đang ở mức kỷ lục 1.8 nghìn tỷ, so với mức trung bình 200 tỷ trong 10 năm qua. Sự thay đổi lớn của lượng tiền này dẫn tới biến động đối với tình hình thanh khoản USD. Mức tăng 83 tỷ USD trong số dư tiền mặt của Kho bạc vào ngày 16/09 năm ngoái là đủ để đưa thị trường tiền tệ vào hỗn loạn.

Trong cuộc chiến với Covid-19, số dư tiền mặt của Kho bạc đã trở nên biến động và khó lường hơn, do mức phát hành nợ lớn và sự không chắc chắn về thời điểm chi tiêu tài khóa. Điều này khiến việc các ngân hàng giữ nhiều tiền mặt tại Fed lại càng trở nên thiết yếu.

Fed có thể cho phép điều này bằng cách giữ một danh mục lớn các chứng khoán, hoặc bổ sung nguồn tiền cho các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng thông qua tín dụng và các công cụ thanh khoản. Trong bối cảnh các công cụ này được đưa ra nhằm cung cấp phương án khẩn cấp trong các thời điểm căng thẳng, và khi thị trường dịch chuyển sang trạng thái “bình thường mới” sau giai đoạn dịch bệnh, quy mô nắm giữ chứng khoán của Fed sẽ ngày càng quan trọng hơn đối với nguồn vốn USD trên toàn cầu.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ