OPEC+ thất bại trước mục tiêu giữ giá dầu ở mức 100 USD/thùng

OPEC+ thất bại trước mục tiêu giữ giá dầu ở mức 100 USD/thùng

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

16:08 05/06/2024

Sau những nỗ lực đẩy giá dầu ở mức 100 USD/thùng, nhóm OPEC+ đã thất bại. Việc thoái lui ở đây là một chiến thuật hay là một nước đi có chiến lược đàng hoàng là điều chúng ta chưa biết rõ. Nhưng hiện tại, tác động của nó vẫn giữ nguyên: Giá dầu sẽ thấp hơn một chút, và lạm phát toàn cầu sẽ giảm

Cuối tuần qua, nhóm các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ dẫn đầu bởi Ả Rập Saudi và đồng minh Nga đã công bố một thoả thuận, trên giấy tờ, kéo dài các bước cắt giảm sản lượng tích luỹ phức tạp của nhóm cho tới năm 2025. Theo hiệp ước, các thành viên OPEC+ có thể bắt đầu bổ sung thêm thùng vào thị trường từ tháng 10, với mức tăng đáng kể vào năm tới.

Mục tiêu giá dầu đạt 3 chữ số
Dưới sự lãnh đạo của Ả Rập Saudi, nhóm OPEC+ cố gắng đẩy giá dầu toàn cầu lên 100USD/thùng. Nhưng tình thế hiện tại có vẻ đang đảo chiều.


Nguồn: ICE Europe Ltd

Theo lộ trình do các quan chức Saudi công bố, sản lượng của OPEC+ vào tháng 12 sẽ cao hơn 500.000 thùng/ngày so với hiện nay, và cao hơn khoảng 1.8 triệu thùng vào giữa năm 2025. Số lượng thùng bổ sung giúp cho thoả thuận này đẩy giá bất ngờ.

Đúng là OPEC+ đã chia sẻ rằng việc tăng sản lượng sẽ phụ thuộc vào tình trạng của thị trường, vì vậy, thoả thuận này hiện là một tuyên bố về ý định. Tuy nhiên, trên thực tế, nhóm đang thể hiện sự háo hức muốn bơm thêm tiền và tác động lên tâm lý thị trường. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã giành được quyền bơm nhiều dầu hơn cả các đồng minh của mình. Các thành viên OPEC+ khác đã không thể kiên nhẫn mà sản xuất nhiều hơn - chẳng hạn như Iraq và Kazakhstan - và họ có thể gian lận trong giới hạn sản lượng của mình.

Tựu trung lại, OPEC+ đã chuyển từ tham vọng 3 chữ số thành tham vọng 2 chữ số. Nhưng giá cụ thể là bao nhiêu? Dầu thô Brent, tiêu chuẩn dầu toàn cầu, đang giao dịch ở mức trên 80 USD/thùng, và giá có thể vẫn ở mức tương tự vào thời điểm hiện tại, nếu không muốn nói là thấp hơn một chút.

Việc từ bỏ tham vọng 3 chữ số không hẳn là một sai lầm. Việc bơm thêm dầu có thể đem lại nhiều lợi ích, lùi một bước để tiến ba bước. Đầu tiên, OPEC+ không phải đối mặt với tình trạng sụt giá mà chỉ giảm giá ở mức giới hạn. Thứ hai, giá thấp hơn một chút có thể đem lại lợi ích về mặt lâu dài: Bằng cách giảm bớt lạm phát toàn cầu và thúc đẩy lãi suất thấp hơn và tăng trưởng kinh tế cao hơn ở các nền kinh tế mới nổi; và bằng cách loại bỏ khoản trợ cấp ngầm mà OPEC+ đang cấp cho các đối thủ đá phiến ở Mỹ.

Tuy nhiên, những thay đổi này diễn ra trong giai đoạn khó khăn với Ả Rập Saudi. Nhìn xa hơn, vượt qua cả những thoả thuận về thể thao, những công trình hào nhoáng và những thành phố của tương lai, ta có thể nhận thấy vương quốc này bắt đầu phải nghĩ về tiền.

Khi các quan chức OPEC+ đồng ý bơm thêm dầu, vương quốc này đang bận huy động tiền để tài trợ cho các kế hoạch xa xỉ của mình. Vào Chủ nhật, Riyadh bắt đầu quá trình bán phần thứ hai của công ty dầu mỏ quốc doanh Saudi Aramco, với hy vọng huy động được 11.5 tỷ USD. Mức định giá tăng cao này có thể đòi hỏi rất nhiều nhu cầu từ các nhà đầu tư trong nước và khu vực. Việc bán cổ phiếu diễn ra 5 năm sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu thu về khoảng 30 tỷ USD. Và chỉ vài ngày trước đó, Riyadh đã hoàn tất đợt phát hành nợ có chủ quyền bằng tiền mặt mới nhất, nâng tổng số nợ từ đầu năm nay lên 17 tỷ USD - cao hơn bất kỳ nền kinh tế mới nổi nào khác trong năm 2024.

Nợ nần chồng chất
Không tính năm 2022 sau khi Nga xâm chiếm Ukraine khiến giá dầu lên trên 100 USD/thùng, Ả Rập Saudi đã phải chịu thâm hụt tài chính hàng năm kéo dài trong suốt một thập kỷ.


Nguồn: IMF

Mặc dù vậy, vương quốc này vẫn chi tiêu vô tư. Dưới sự trị vì của Thái tử Mohammed bin Salman, Ả Rập Xê Út đang đổ hàng tỷ USD vào các dự án có lợi nhuận không rõ ràng, bao gồm Neom, một dự án trị giá 1.5 tỷ USD trên sa mạc bao gồm một thành phố dự kiến dài 110 dặm (177km) không có ô tô hay đường xá. Họ cũng đầu tư mạnh vào thể thao, sử dụng quyền sở hữu các giải đấu gôn và các ngôi sao bóng đá nhập khẩu để làm mới thương hiệu cho vương quốc.

Để đạt được tất cả những điều trên, Ả Rập Saudi cần đẩy giá dầu trung bình lên hơn 96 USD/thùng trong năm nay để cân đối sổ sách của chính phủ, tăng từ mức trung bình 80 USD/thùng trong giai đoạn 2000-2020, theo IMF. Tính từ đầu năm đến nay, dầu thô Brent đạt trung bình 83.50 USD. Đúng là Riyadh vẫn có thể sống tốt khi có ít tiền hơn: Họ có thể gây ra thâm hụt tài chính, gánh nợ, hoặc bán tài sản để lấp đầy khoảng trống; họ cũng có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế; và họ đã làm cả ba điều đó.

Mặc dù vậy, Thái tử Mohammed vẫn bội chi. Không tính năm 2022, khi Nga xâm lược Ukraine khiến giá dầu tăng vọt lên trên 100 USD/thùng, vương quốc này luôn trong tình trạng thâm hụt tài chính hàng năm trong thập kỷ vừa qua. Năm 2024, mức thâm hụt sẽ tăng lên 2.8% tổng sản phẩm quốc nội. Với tình hình này, Riyadh dự kiến tình trạng thâm hụt hàng năm sẽ còn kéo dài tới ít nhất là năm 2029.

Hiện tại, Ả Rập Saudi có thể tài trợ cho các khoản thâm hụt của mình một cách dễ dàng, thông qua việc kết hợp phát hành nợ chính phủ, điều hành dự trữu petrodollar và tư nhân hoá quốc doanh, đặc biệt là Saudi Aramco. Với tỷ lệ GDP trên nợ dưới 30%, Thái tử Mohammed có nhiều cơ hội để phát hành thêm nộ. Riyadh có tỷ lệ nợ trên GDP cao hơn nhiều trong thập niên 90s, lên tới 100%, do quốc gia này đã vay những khoản vay đáng kể trong thời kỳ giá dầu cực thấp năm 1998-1999.

Thái tử Mohammed phải đối mặt với vấn đề thứ hai: Dân số trong vương quốc đang bùng nổ do tỷ lệ sinh cao và nhập cư từ Yemen bị chiến tranh tàn phá. Dân số Saudi đã tăng lên khoảng 34 triệu người trong năm nay, gần gấp đôi so với 18 triệu người vào năm 2000. Kết quả là, bình quân đầu người, Saudi Arabia có vẻ nghèo hơn so với các nước láng giềng giàu có: GDP bình quân đầu người chỉ ở mức hơn 30.000 USD vào năm 2023, kém xa mức 55.000 USD của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và 80.000 USD của Qatar.

Rầu vì giá dầu
Ả Rập Saudi đã không giữ sản lượng dầu ở mức thấp quá lâu trong hơn một thập kỷ, cho thấy tác động của việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ với vương quốc này.


Nguồn: Bloomberg

Trừ khi thị trường dầu mỏ hồi phục, việc duy trì thâm hụt tài chính sẽ ngày càng khó. Riyadh cũng không thể hy vọng thi thoảng lại tư nhân hoá thêm Aramco để huy động tiền mặt. Tới một lúc nào đó, việc bán hàng sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến khoản thu của chính phủ từ doanh thu và thuế từ dầu mỏ.

Vấn đề lớn nhất đối với vương quốc này là thị trường dầu mỏ có vẻ còn lâu mới phục hồi. Bằng cách giữ giá dầu ở mức cao giả, Riyadh đã trợ cấp cho các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Hy sinh thị phần sẽ phát huy tác dụng nếu đổi lại một bên đạt được mức giá cao hơn, nhưng Ả Rập Saudi cho đến nay vẫn phải hứng chịu 2 hậu quả tệ nhất có thể xảy ra - Sản lượng thấp và giá thấp. Riyadh hiện đang bơm khoảng 9 triệu thùng mỗi ngày. Ngoại trừ một giai đoạn ngắn trong đại dịch, đây là mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ trở lại đây.

Việc thay đổi hướng tới sản xuất cao hơn hiện đang được tiến hành và kéo theo đó là giá dầu thấp hơn. Ít nhất Thái tử Mohammed đã giữ giá cao cho đến khi ông bán được một phần Aramco. Nhưng vấn đề petrodollar dài hạn vẫn chưa được giải quyết.

Bloomberg

Xem thêm các chủ đề: #USD

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ