Phản ứng chính sách sẽ quyết định những diễn biến tiếp theo
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Có thể thấy rất rõ, phản ứng chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang (kết hợp với Kho bạc Hoa Kỳ và gói kích thích trị giá 2.2 nghìn tỷ USD thông qua Quốc hội) là rất đáng kể.
Không có nhiều ngạc nhiên với kết quả cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang mới nhất kết thúc vào thứ Tư vừa qua, các quan chức Fed cho biết họ đang ở trong chế độ chờ đợi. Sẽ có thêm trợ giúp nếu cần và hiện tại Fed đóng vai trò là điểm tựa cho hệ thống tài chính (thông qua nới lỏng định lượng không giới hạn). Đây chỉ là một ví dụ để thấy nền kinh tế Mỹ sẽ khôi phục như thế nào khi hoạt động dần dần trở lại trong những tuần tới.
Rõ ràng là dữ liệu kinh tế đến sẽ rất thảm khốc. Một sự suy giảm tới 4.8% của nền kinh tế Hoa Kỳ trong quý đầu tiên, dẫn đến sự sụp đổ 7.6% trong tiêu dùng cá nhân (chỉ số tồi tệ nhất kể từ quý hai năm 1980), chỉ đơn thuần là một phần của tảng băng sắp đến.
Tuyên bố FOMC khá sáo rỗng:
“Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang diễn ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh tế, việc làm và lạm phát trong thời gian tới và gây ra rủi ro đáng kể cho triển vọng kinh tế trong trung hạn.”
Sự thẳng thắn thể hiện rõ trong suốt buổi họp báo. Jerome Powell, Chủ tịch Fed, cho biết mức độ nghiêm trọng của suy thoái sẽ phụ thuộc vào phản ứng thông qua cả kích thích tài khóa và tiền tệ, và ông nói thêm rằng nhiều khả năng sẽ có nhiều hỗ trợ hơn. Ông Powell cũng nhấn mạnh rằng các quyền hạn cho vay của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ chỉ mở rộng cho các đơn vị có tài chính lành mạnh.
Người ta có thể lập luận rằng một phản ứng chính sách táo bạo và nhanh chóng đã định hình quỹ đạo của thị trường chứng khoán trong giai đoạn phục hồi hiện tại. Thị trường cổ phiếu đã tăng trước đó vào thứ Tư nhờ tin tức tích cực về thuốc Gilead điều trị Covid-19, và Phố Wall vẫn đang cố gắng duy trì.
Christopher Smart, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại Viện Đầu tư Barings, so sánh hiệu suất thị trường cổ phiếu với triển vọng tăng trưởng kinh tế cơ bản sau đại dịch:
“Chỉ đơn giản là nhìn vào hành động của thị trường kể từ đầu năm, chứng khoán Trung Quốc tốt nhất, với Hoa Kỳ ở vị trí thứ hai và châu Âu và Nhật Bản tụt lại. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận cả sự tăng trưởng dương trong năm nay và một sự phục hồi lớn trong năm tới. Trong số các thị trường phát triển, Hoa Kỳ giảm ít hơn và phục hồi nhanh hơn Châu Âu và Nhật Bản.”
Câu chuyện này cho thấy quan điểm về dự báo đồng thuận của các thị trường, rằng tăng trưởng thu nhập sẽ quay trở lại vào cuối năm nay và vào năm 2021. Đối với S&P 500, các nhà phân tích dự đoán thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm 22% trong năm nay, sau đó là 23% hồi phục vào năm 2021. Các nhà kinh tế nhìn vào các cuộc suy thoái trước đây như một chỉ báo tham khảo và đánh giá rằng kỳ vọng hiện tại về phục hồi thu nhập có vẻ cao:
“Trong hai giai đoạn suy thoái vừa qua (nghĩa là cuộc Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu và thị trường giá xuống sau bong bóng công nghệ 2000/02), thu nhập đã giảm lần lượt là 38% và 36%. Do đó, tỷ lệ hồi phục năm 2021 dựa trên ước tính năm 2020 có thể là quá cao.”
Còn thời điểm hiện tại, mọi đánh giá đều thể hiện sự lạc quan về thu nhập. S&P 500 chỉ giảm dưới 10%, trong khi Stoxx Europe 600 đã giảm 17%. FTSE 100 của Anh đã mất một phần năm, ngang với chỉ số chứng khoán của thị trường mới nổi MSCI. Trung Quốc CSI 300 giảm 5.6%.
Kế đến, đồng đô la cũng phản ánh dự báo này. Đồng bạc xanh giảm nhẹ trong tuần này, nhưng điều đó có thể phần nhiều do nhà đầu tư chốt lời cuối tháng. Trong số các loại tiền tệ G10, đồng euro đã giảm 2.5% trong tháng 4. EUR là đồng tiền yếu nhất mặc dù Fed đã nới lỏng chính sách tiền tệ nhiều hơn ECB.
Một yếu tố khác đáng lẽ đã giúp đồng euro tăng giá hơn rất nhiều so với đồng USD là các trường hợp Covid-19 nhiễm mới trong khu vực đồng euro đang giảm bớt so với tại Mỹ. Thủ phạm cho sự yếu kém của đồng euro thuộc về các nhà lãnh đạo EU, sự miễn cưỡng và chậm chạp trong việc hỗ trợ phục hồi trên toàn khu vực đã khiến tình hình khó khăn hơn rất nhiều.
John Velis tại BNY Mellon lưu ý rằng nhìn chung, các loại tài sản tài chính - như cổ phiếu - đang phản ứng với các chính sách. Các chính sách mở rộng hoặc kích thích một cách khác thường sẽ dẫn đến giá tăng.
Giống như nhiều người khác, John nghi ngờ khả năng đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng giá: “Chúng tôi thấy USD đã chín muồi cho một đợt suy yếu, nhưng điều đó phụ thuộc phần lớn vào việc tìm kiếm một câu chuyện hấp dẫn của một đồng tiền tệ chính khác. Chừng nào sự lây lan vi rút ở các nước bên rìa Châu Âu - đặc biệt là Italia - vẫn tăng, đồng euro sẽ vẫn khó tăng giá."
“Dài hạn hơn, đồng euro đòi hỏi phải có chất xúc tác chính sách từ phía tài khóa, bao gồm cả một số hình thức tương hỗ về nợ trong khu vực đồng euro” để cạnh tranh với đồng đô la", John lập luận.
Đồng đô la giữ một thuộc tính rất quan trọng: thiếu các lựa chọn thay thế. Điều này có nghĩa là Fed sẽ phải cố gắng thêm nhiều để làm giảm giá đồng đô la. Điều này sẽ giúp các thị trường mới nổi do khối lượng nợ lớn bằng đồng đô la hiện tại và cũng làm giảm bớt nguy cơ giảm phát đối với nền kinh tế Mỹ. Những gì có thể làm suy yếu đồng đô la có thể đến từ một sự cải thiện trong triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế lớn khác. Nhưng đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với nhiều nước, đặc biệt là những nước phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa.
Tamara Basic Vasiljev tại Oxford Economics ghi chú:
“Với chi phí nợ tăng lên và các nhà đầu tư muốn đầu tư tài sản rủi ro cao hơn trong phần còn lại của năm, hầu hết các thị trường mới nổi sẽ không thể tài trợ cho các gói kích thích tài khóa lớn hơn.”
“Ngoại lệ trong số các thị trường mới nổi là Trung Quốc, nơi mà chính phủ đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng một cách quyết liệt và thị trường chứng khoán không suy giảm nhiều bằng các nơi khác”, Tamara nói thêm.