Phố Wall bị ảnh hưởng thế nào từ vụ khủng bố 11/9

Phố Wall bị ảnh hưởng thế nào từ vụ khủng bố 11/9

10:14 11/09/2021

Dự đoán tâm lý thị trường sẽ hỗn loạn, Phố Wall nghỉ giao dịch vài ngày sau vụ khủng bố 11/9.

NYSE chuẩn bị giao dịch trở lại hôm 17/9/2001. Ảnh: AP.
NYSE chuẩn bị giao dịch trở lại hôm 17/9/2001. Ảnh: AP.

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Nasdaq không giao dịch vào sáng 11/9/2001, thời điểm các phần tử khủng bố tấn công hai tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) và Lầu Năm Góc.

Đầu tiên, chuyến bay Flight 11 của American Airlines lao vào Tháp Bắc WTC ở Manhattan, New York, lúc 8h46 phút. Sau đó, lúc 9h03 phút, chuyến bay Flight 175 của United Airlines lao vào Tháp Nam. Tòa tháp đôi này nằm cách không xa Phố Wall.

Cũng sáng hôm đó, một máy bay chở khách khác lao vào Lầu Năm Góc. Máy bay bị không tặc khống chế thứ tư, đang trên đường hướng về thủ đô Washington, rơi xuống một cánh đồng gần thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania, sau khi hành khách chống trả những kẻ khủng bố. 

20 năm trôi qua kể từ ngày sự kiện kinh hoàng này xảy ra. Những vụ tấn công ngày 11/9/2001 gây thiệt hại nặng nề và phá huỷ hai biểu tượng cho sức mạnh tài chính cũng như quân sự của Mỹ, khiến gần 3.000 người thiệt mạng và làm rúng động thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế số một thế giới.

Phản ứng thị trường

Dự đoán sự kiện sẽ gây ra tâm lý hỗn loạn, là nguồn cơn cho xu hướng bán tháo và kéo tụt giá trị thị trường, NYSE và Nasdaq mở cửa giao dịch trở lại vào ngày 17/9 - 6 ngày sau vụ khủng bố, quãng thời gian nghỉ lâu nhất kể từ sau cuộc Đại Suy thoái trong thế kỷ trước. Ngoài ra, nhiều công ty tài chính, môi giới đặt trụ sở tại WTC, không thể khôi phục hoàn toàn hoạt động sau khi nhiều nhân viên của họ thiệt mạng và văn phòng bị xóa sổ.

Trong ngày giao dịch trở lại đầu tiên của NYSE, chỉ số Dow Jones mất 684 điểm, tương đương 7,1%, mức giảm kỷ lục chỉ trong một phiên giao dịch khi đó. Chốt phiên giao dịch cuối tuần đó, NYSE tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng nhất trong lịch sử hoạt động. Dow Jones giảm hơn 14%, S&P 500 giảm 11,6% và Nasdaq giảm 16%. Khoảng 1.400 tỷ USD đã bị thổi bay khỏi thị trường trong suốt giai đoạn đó.

Làn sóng bán tháo xảy ra đối với các cổ phiếu hàng không và bảo hiểm khi thị trường mở cửa trở lại. Ảnh hưởng nặng nề nhất là hai hãng American Airlines và United Airlines, chủ sở hữu các máy bay bị không tặc tấn công trong sự kiện 11/9. Tác động tức thời tại thời điểm đó là vô cùng lớn. Giá vàng tăng gần 6% lên 287 USD/ounce, qua đó cho thấy sự bất ổn và xu hướng đầu tư trú ẩn của các nhà đầu tư. 

Giá dầu mỏ và khí đốt cũng tăng nhanh chóng do xuất hiện những nghi ngại rằng việc nhập khẩu dầu từ Trung Đông bị ảnh hưởng. Chỉ trong vòng một tuần, giá các mặt hàng trên trở lại như trước vụ 11/9, khi không có thêm vụ tấn công khủng bố nào khác, và quá trình nhập khẩu dầu thô của Mỹ vẫn diễn ra suôn sẻ. 

Hàng không và bảo hiểm ảnh hưởng nặng

Giá cổ phiếu ngành hàng không đã trải qua quãng thời gian giảm điểm tồi tệ nhất do vụ việc 11/9. Giá cổ phiếu American Airlines giảm 39% khi chốt phiên 17/9. Giá cổ phiếu của United Airlines cũng giảm sâu tới 42%. 

Các công ty bảo hiểm cho biết họ phải chi trả 40 tỷ USD tiền đền bù những thiệt hại liên quan đến vụ tấn công. Một trong những doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất là Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett. Phần lớn các công ty bảo hiểm sau đó đã cho giảm mức đền bù thiệt hại gây ra bởi khủng bố. Họ đã may mắn "sống sót” sau vụ khủng bố chỉ vì họ có đủ lượng tiền mặt dự trữ phòng trường hợp phải chi trả các nghĩa vụ bồi thường khẩn cấp.

Đầu tư an toàn

Một vài lĩnh vực lại chứng kiến đà tăng trưởng ấn tượng sau vụ tấn công. Các công ty công nghệ, và các nhà thầu sản xuất vũ khí, khí tài chứng kiến giá cổ phiếu của họ tăng phi mã trong giai đoạn đó. Nhiều nhà đầu tư dự báo đà tăng trưởng của các doanh nghiệp quốc doanh khi Mỹ tăng cường sự chuẩn bị cho cuộc chiến chống khủng bố kéo dài. Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp viễn thông và dược phẩm cũng hưởng chung đà tăng đó. 

Trên các sàn giao dịch quyền chọn, bao gồm Chicago Board Options Exchange, sàn giao dịch quyền chọn lớn nhất thế giới, giao dịch quyền chọn mua và bán đều tăng lên. Quyền chọn bán, cho phép nhà đầu tư thu về lợi nhuận nếu như giá cổ phiếu giảm, được giao dịch với khối lượng lớn trong các lĩnh vực hàng không, ngân hàng và cổ phiếu. Quyền chọn mua, cho phép nhà đầu tư hưởng lợi khi giá cổ phiếu tăng, cũng được giao dịch sôi động đối với các cổ phiếu doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.

Trong ngắn hạn, nhiều nhà đầu tư thực hiện các quyền chọn đó đã kiếm được không ít tiền. 

Sự phát triển của thị trường trong suốt 20 năm qua

Sau thời gian dài, thị trường chứng khoán và nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến đà tăng trưởng ấn tượng cho dù phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực ngắn hạn sau vụ khủng bố. Gần 20 năm sau ngày kinh hoàng đó, chỉ số S&P 500 tăng gấp gần 4 lần lên 4.483,24 điểm ghi nhận ngày 27/8, cho dù trước đó là nhiều giai đoạn sụt giảm mạnh, trong đó phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.

Nền kinh tế Mỹ cũng đã trải qua một vài chu kỳ tăng trưởng kéo dài trong suốt một giai đoạn nhiều biến động, bao gồm cuộc đại suy thoái từ tháng 12/2007 tới tháng 6/2009 và gần nhất là đại dịch Covid-19. 

Nhưng những ảnh hưởng từ vụ khủng bố 11/9 vẫn phần nào được cảm thấy trong những ngày này trên đất Mỹ. Gánh nặng đó đến từ hàng nghìn tỷ USD chính phủ Mỹ đã đổ vào các cuộc chiến tranh phi lý tại Iraq và Afghanistan, khiến cho nợ công của quốc gia này tăng vọt. 

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ