PMI Toàn cầu: Tín hiệu tích cực từ một chỉ số hàng đầu

PMI Toàn cầu: Tín hiệu tích cực từ một chỉ số hàng đầu

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

11:13 13/07/2020

Các cuộc khảo sát PMI trên toàn thế giới do IHS Markit thực hiện đã gợi ý về sự trở lại của tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào tháng Sáu. Hàng loạt các quốc gia cho thấy một sự cải thiện đáng kể trong chỉ số PMI, dẫn đầu bởi Trung Quốc, đem đến những dấu hiệu tích cực về việc hoạt động kinh doanh đang hồi phục mạnh mẽ kể từ sau các đợt đóng cửa kinh tế do COVID-19 vào tháng Tư

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với 1 sự phục hồi hình chữ V, khi 1 sự phục hồi thần tốc như vậy sẽ chỉ khả thi trong trường hợp nhu cầu toàn cầu tiếp tục phục hồi mạnh, đồng thời thị trường lao động duy trì sự dẻo dai.

PMI toàn cầu cho thấy một sự gia tăng kỷ lục

JPMorgan Global PMI ™ (do IHS Markit tổng hợp) tăng vọt 11.4 điểm vào tháng 6, nối tiếp mức tăng kỷ lục 10 điểm trước đó trong tháng 5, đẩy chỉ số lên mức cao nhất trong 5 tháng. Mặc dù ghi nhận mức tăng kỷ lục, với việc ở mức 47.7, PMI vẫn tiếp tục dưới ngưỡng 50, cho thấy 1 sự sụt giảm sản lượng hàng tháng thứ năm liên tiếp trên các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

Dù vậy, sự cải thiện mạnh mẽ trong chỉ số PMI toàn cầu đang cho thấy những tín hiệu về việc nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại, lần đầu tiên kể từ tháng 1. Trên lý thuyết, PMI ở mức 50 đồng nghĩa với việc số doanh nghiệp ghi nhận sự mở rộng trong sản xuất bằng với số doanh nghiệp ghi nhận sự thu hẹp trong sản xuất. Tuy nhiên theo tính toán của chúng tôi, 46.7 chính là điểm cân bằng giữa việc GDP hàng năm tăng hay giảm so với năm trước đó, hay nói cách khác, mức PMI 46.7 hàm ý mức tăng trưởng GDP hàng năm bằng 0.

Chúng tôi sử dụng hồi quy tuyến tính để ước tính tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm theo PMI. Mô hình này chỉ ra rằng mức sụt giảm GDP hàng năm có khả năng đã đạt đỉnh tại -12% vào tháng 4 khi các biện pháp phong tỏa được áp dụng mạnh mẽ trên khắp thế giới do tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, vào tháng 6, khi các quy định giãn cách dần được nới lỏng, với việc PMI đạt 47.7, mô hình dự báo tăng trưởng GDP hàng năm đạt 0.6%. Dù vậy, ngay cả những dữ liệu mới nhất vô cùng tích cực vẫn chỉ ra 1 sự suy giảm GDP trong quý hai với một quy mô chưa từng có trong lịch sử gần đây.

GDP và PMI toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu sự phục hồi PMI trên toàn cầu

Mối liên hệ trực tiếp giữa các đợt đóng cửa kinh tế do đại dịch và dữ liệu PMI được thể hiện rõ thông qua 2 đồ thị bên dưới. Đồ thị 1 mô tả sự liên hệ giữa PMI toàn cầu và chỉ số kiểm soát Covid-19 (IHS Markit's COVID-19 Containment Index) toàn cầu. Trong khi đồ thị 2 sẽ cho thấy những số liệu của 2 thước đo trên theo từng quốc gia. Theo đó, chỉ số kiểm soát Covid-19 được tổng hợp từ 1 tập hợp các thước đo liên quan đến mức độ nền kinh tế bị hạn chế do các biện pháp được chính phủ áp dụng nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch, ví dụ như đóng cửa các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu, đóng cửa trường học hay hạn chế đi lại.

Chỉ số kiểm soát COVID-19 trung bình toàn cầu đã giảm từ mức cao nhất là 59 vào tháng 4 xuống 39 vào tháng 6 và dường như sẽ giảm xuống còn 31 vào tháng 7 do các lệnh hạn chế được nới lỏng hơn ở nhiều quốc gia.

PMI toàn cầu và chỉ số kiểm soát COVID-19
PMI và chỉ số kiểm soát COVID-19 theo từng quốc gia

Dữ liệu PMI tháng 6 cho thấy Trung Quốc dẫn đầu sự cải thiện, tiếp theo là Pháp, là 2 nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận chỉ số cao hơn ngưỡng cân bằng 50. Chỉ số kiểm soát COVID-19 của cả 2 quốc gia này vào tháng 6 đều ở mức tương đối thấp.

Tuy nhiên, tại tất cả các nền kinh tế lớn khác, mức độ thu hẹp kinh tế cũng đều giảm đáng kể so với tháng 5, trong bối cảnh các quy định giãn cách dần được nới lỏng. Có vẻ như sự sụt giảm của các nền kinh tế đã đạt đỉnh điểm vào hồi tháng 5. Cũng khá dễ hiểu khi Trung quốc là quốc gia đi đầu trong quá trình phục hồi, bởi đây chính là nơi các quy định về cách ly xã hội được áp dụng đầu tiên trên thế giới, do đó sự sụt giảm trong tăng trưởng thậm chí đã đạt đỉnh từ hồi tháng 2, sớm hơn tới 3 tháng so với các nền kinh tế lớn khác. Trên thực tế, Trung Quốc đã báo cáo sự gia tăng mạnh mẽ nhất trong hoạt động kinh doanh kể từ tháng 11 năm 2010, dẫn đầu bởi sự cải thiện mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ đi kèm với sản lượng sản xuất cao hơn.

Trong khi đó, ở phía ngược lại, chỉ số PMI của Ấn Độ, Brazil và Nhật Bản vẫn vô cùng thất vọng, dẫu cho việc đã có những sự cải thiện rõ rệt qua hàng tháng. Trong khi sự yếu kém kinh tế nghiêm trọng ở Ấn Độ và Brazil có thể được giải thích bằng các biện pháp ngăn chặn COVID-19 trên mức trung bình vào tháng 6 khi các nền kinh tế này vẫn đang vật lộn trong cuộc chiến chống đại dịch, xu hướng đáng thất vọng ở Nhật Bản khó có thể được giải thích bởi các biện pháp ngăn chặn virus. Nhật Bản thực tế có khả năng gặp phải sự suy yếu trong lực cầu, bắt nguồn từ quyết định tăng thuế tiêu dùng lên 10% vào tháng 10 năm ngoái cũng như việc phụ thuộc quá lớn vào thương mại toàn cầu.

Xếp hạng các nền kinh tế phát triển theo PMI
PMI 4 nền kinh tế phát triển lớn nhất
PMI của 4 nền kinh tế mới nổi lớn nhất 

Xu hướng ngành

Khu vực dịch vụ toàn cầu chứng kiến ​​sản lượng giảm nhanh hơn so với sản xuất trong giai đoạn các nền kinh tế lớn buộc phải đóng cửa, phần lớn phản ánh tác động từ các chính sách giãn cách xã hội, tuy nhiên trong thời gian gần đây đang cho thấy những dấu hiệu của 1 sự hồi phục mạnh mẽ. Chỉ số PMI ngành dịch vụ toàn cầu đã công bố mức tăng kỷ lục về điểm trong tháng 6. Đồng thời, xu hướng giảm trong sản lượng sản xuất cũng đã dần được khắc phục kể từ tháng 4, chỉ số sản lượng của nhà máy thậm chí cũng đạt mức tăng kỷ lục trong tháng 6. Cả hai lĩnh vực đều chứng kiến ​​các chỉ số sản lượng tăng lên mức cao nhất kể từ khi suy thoái bắt đầu vào tháng Hai.

PMI toàn cầu của ngành dịch vụ và sản xuất 

Các chỉ số đầu ra trên 26 phân ngành sản xuất và dịch vụ vào tháng 6 đồng loạt tăng, trong đó các lĩnh vực chứng kiến những sự cải thiện mạnh mẽ nhất có vẻ khá phù hợp với kỳ vọng về sự trỗi dậy của nền kinh tế toàn cầu hậu thời kỳ đóng cửa. Ngành ngân hàng dẫn đầu xu hướng tăng khi các giao dịch tài chính tăng lên, tiếp sau đó là bất động sản và vật liệu xây dựng, phản ánh các giao dịch bất động sản mới, cùng với việc các công trường xây dựng trở lại làm việc. Trong khi đó, thực phẩm và dược phẩm vẫn tiếp tục vượt trội, như đã thấy trong phần lớn thời gian đại dịch. Không có gì đáng ngạc nhiên, trên thực tế, các ngành y tế, thực phẩm và dược phẩm đã chứng kiến ​​sự cải thiện tốt nhất kể từ khi đại dịch tấn công nền kinh tế toàn cầu vào tháng hai.

Ở phía bên kia, sự suy giảm mạnh nhất vào tháng 6 đã được ghi nhận trong lĩnh vực thiết bị công nghệ, tuy nhiên điều này phần nào bắt nguồn từ mức nền khá cao của tháng 5. Trên thực tế, đây chính là 1 trong những ngành hoạt động hiệu quả nhất trong thời gian đại dịch. Tiếp theo, ngành du lịch và giải trí chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh thứ hai, nối tiếp bởi ngành tài chính phi ngân hàng và truyền thông.

Tính rộng ra trong bốn tháng qua, du lịch, giải trí, truyền thông và giao thông vận tải đã chứng kiến ​​sự suy thoái mạnh nhất, tiếp theo là các dịch vụ chuyên nghiệp (luật sư, tư vấn thuế,…) và các nhà sản xuất ô tô.

PMI theo từng lĩnh vực
PMI theo từng lĩnh vực trong giai đoạn tháng 2- tháng 6 2020

Sự phục hồi dạng chữ V hay W

Sự gia tăng mạnh mẽ trên diện rộng trong dữ liệu PMI - cả theo quốc gia và khu vực - đặt ra câu hỏi liệu nền kinh tế toàn cầu có đang tiến tới sự phục hồi hình chữ V hay không, theo đó, sản lượng bị mất do đại dịch sẽ được phục hồi nhanh chóng. Chắc chắn sự phục hồi mạnh mẽ trong PMI và các tín hiệu dựa trên mô hình cho sự trở lại của tăng trưởng GDP sẽ tạo ra một bức tranh tích cực hơn so với các dự báo hiện tại của IHS Markit cho GDP, ước tính tăng trưởng GDP hàng năm sẽ không trở lại cho đến quý 1 năm 2021.

Dữ liệu dự báo tăng trưởng GDP từ PMI so với dự báo của IHS Markit

Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi đưa ra những nhận định liên quan đến sự thay đổi GDP hàng năm. PMI yêu cầu các công ty đánh giá xu hướng sản xuất hàng tháng, do đó sẽ thường thay đổi sớm hơn so với sự thay đổi hàng năm trong GDP. Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, PMI đã báo hiệu sự trở lại của tăng trưởng GDP hàng năm ngay từ tháng 6 năm 2009, nhưng phải đến quý IV năm 2009, GDP mới thực sự vượt qua mức của 1 năm trước đó. Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng sự phục hồi sẽ có độ trễ so với PMI, đặc biệt là khi được đo bằng tỷ lệ thay đổi hàng năm.

Tình cảnh hiện nay cũng khác rất nhiều so với các thời kỳ suy thoái trước đây. Mặc cho việc PMI toàn cầu ghi nhận mức tăng kỷ lục trong tháng 6 trên cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, 1 sự phục hồi từ việc các hoạt động kinh doanh không thiết yếu bị buộc đóng cửa chỉ có thể thực sự xuất hiện khi các hoạt động được bắt đầu trở lại. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng những sự hỗ trợ đối với các hoạt động kinh doanh hiện nay thực ra không bắt nguồn từ những nhu cầu gia tăng đột biến, mà thực tế xuất pháp từ những nhu cầu bị dồn nén (pent-up demand) do giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài.

Không rõ hiệu ứng nhu cầu bị dồn nén này sẽ kéo dài trong bao lâu. Ngay cả khi tăng trở lại, các chỉ số kinh doanh toàn cầu mới nhất vẫn dưới 50, phản ánh tình trạng số lượng các công ty báo cáo sự sụt giảm trong sản xuất nhiều hơn là cải thiện, một tín hiệu không thể bỏ qua về sự yếu kém trong nhu cầu thực. Các chỉ số thương mại toàn cầu rộng hơn từ các cuộc khảo sát PMI sản xuất cũng cho thấy xuất khẩu tiếp tục là lực cản khó chịu đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến nhiều nền kinh tế đang phải tạm thời phụ thuộc vào nhu cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng.

Hơn nữa, môi trường nhu cầu hiện tại cũng phản ánh tác động của các biện pháp kích thích khẩn cấp, cả từ ngân hàng trung ương và chính phủ, đặc biệt từ chính phủ thông qua các gói kích thích tài khóa và các chương trình duy trì việc làm, đã giúp cung cấp các nền tảng tạm thời để hỗ trợ nhu cầu và tiêu dùng.

Do đó, câu hỏi lớn là liệu các chỉ số nhu cầu sẽ nối tiếp đà phục hồi ban đầu sau các đợt đóng cửa kinh tế, và đặc biệt là thị trường việc làm sẽ chống chọi như thế nào khi các biện pháp hỗ trợ được gỡ bỏ. Dù vậy, cũng thật đáng khích lệ khi tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng Sáu. Niềm tin và kỳ vọng kinh doanh cho năm tới gần như đã phục hồi về mức đầu năm nay. Liệu những xu hướng tích cực này có tiếp tục hay không cuối cùng sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ chính sách của ngân hàng trung ương và chính phủ, và tất nhiên phải trong điều kiện không xuất hiện các xu hướng tăng mới trong số ca lây nhiễm COVID-19. Bất kỳ sự chững lại nào của chỉ số PMI trong những tháng tới sẽ đưa ra những dấu hiệu cảnh báo về sự phục hồi hình chữ W thay vì chữ V.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ

Trái ngược với kỳ vọng về sự suy yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed, cả USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đều phục hồi trở lại trong tháng 10. Điều này có thể do hai yếu tố chính. Thứ nhất, các chỉ số hoạt động kinh tế, lạm phát và thị trường lao động của Mỹ mạnh mẽ hơn dự kiến. Thứ hai, các nhà đầu tư bắt đầu định giá khả năng chiến thắng cao hơn của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Việc thị trường tiền điện tử hoạt động 24/7 mang lại lợi thế cho các nhà giao dịch, do thị trường tài chính truyền thống ở Mỹ sẽ đóng cửa trong quá trình kiểm phiếu lần đầu. Mặc dù tính chất này của thị trường truyền thống hạn chế đi sự rủi ro, nhưng nó cũng hạn chế đi cơ hội sinh lời bởi thị trường có thể biến động mạnh theo kết quả của cuộc bầu cử.
Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Không khí căng thẳng đang lên đến đỉnh điểm trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Để phân tích chuyên sâu về diễn biến thị trường lãi suất dưới kịch bản Trump hoặc Harris đắc cử, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng triết lý chính sách đặc trưng của mỗi ứng viên, cùng những ảnh hưởng tiềm tàng đến ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chính sách tài khóa.
Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng

Sự không chắc chắn của cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể lên các loại tài sản. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích phản ứng tiềm năng của tỷ giá EUR/USD dưới các kịch bản bầu cử khác nhau. Trước cuộc bầu cử, thị trường sẽ có nhiều thông tin để giao dịch với một loạt dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ được công bố trong tuần này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ