Quan điểm từ một cựu Giám đốc của Fed: "Họ" cần sớm hạ lãi suất
Nguyễn Thu Thủy
Junior Analyst
Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tiến hóa và thích nghi, nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Hàng nghìn tỷ đô la nằm trong bất động sản doanh nghiệp và thương mại vẫn chưa được thiết lập lại ở mức lãi suất cao hơn, nhưng sẽ cần phải tái cấp vốn trong vài năm tới. Tiền gửi từ các hộ gia đình vẫn được tích lũy dư dả hơn trong thời kỳ đại dịch, nhưng sẽ phải gánh chịu toàn bộ chi phí đi vay cao hơn khi các khoản tiền đó không còn nữa. Trong khi thị trường lao động vẫn ổn định, tăng trưởng việc làm khu vực tư nhân đã chậm lại đáng kể.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ lẽ ra phải làm rõ quyết định ngừng tăng lãi suất tại cuộc họp thiết lập chính sách vào tháng Sáuvừa qua. Tuy nhiên, họ đã có động thái tăng lãi suất trở lại vào tháng Bảy. Quyết định đó có thể sẽ gây ra nhiều nguy cơ suy thoái hơn nữa. Hiện tại, Fed nên cân nhắc hạ lãi suấ sớm.
Mặc dù biến đổi khí hậu đang gây ra cái nóng ngột ngạt, tuy nhiên lạm phát của Mỹ đang giảm. Chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 3% trong tháng 6, so với mức kỷ lục 9.1% vào tháng 6 năm 2022. Tốc độ tăng giá sản xuất thậm chí còn chậm hơn.
Sự gia tăng mạnh mẽ về chi phí nhà ở và dịch vụ đã chậm lại đáng kể. Theo Morgan Stanley, dữ liệu tham khảo từ các hợp đồng thuê mới cho thấy: giá thuê nhà ở thực sự giảm tại một số bang. Trong khi đó, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tỷ lệ thất nghiệp là 3.6%. Tháng Sáu đồng thời tạo ra hơn 200,000 việc làm mới.
Những xu hướng này cho thấy rằng, Fed không cần thiết phải tăng lãi suất nữa bởi xu hướng giảm của lạm phát đã rõ ràng. Hành động tăng lãi suất lên cao hơn chỉ đẩy nền kinh tế tới bờ vực suy thoái.
Trong 15 tháng qua, Fed đã thắt chặt với tốc độ đáng kinh ngạc. Họ đã nâng tỷ lệ từ gần bằng 0 lên 5% thông qua 11 đợt tăng lãi suất (trung bình cứ gần 1,5 tháng lại có 1 đợt tăng lãi suất). Đến tháng 4, cung tiền M2 đã giảm 4.6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1959. Nền kinh tế cần thời gian để thích nghi với những thay đổi lớn này, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đã quá quen với môi trường lãi suất thấp được duy trì trong nhiều năm qua.
Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tiến hóa và thích nghi, nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Hàng nghìn tỷ đô la nằm trong bất động sản doanh nghiệp và thương mại vẫn chưa được thiết lập lại ở mức lãi suất cao hơn, nhưng sẽ cần phải tái cấp vốn trong vài năm tới. Tiền gửi từ các hộ gia đình vẫn được tích lũy dư dả hơn trong thời kỳ đại dịch, nhưng sẽ phải gánh chịu toàn bộ chi phí đi vay cao hơn khi các khoản tiền đó không còn nữa. Trong khi thị trường lao động vẫn ổn định, tăng trưởng việc làm khu vực tư nhân đã chậm lại đáng kể.
Lao động từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu việc tăng lãi suất nhanh chóng gây ra tình trạng khủng hoảng ngân hàng. Điều này lại gây thêm áp lực lên các ngân hàng khu vực. Việc Fed tăng lãi suất ngắn hạn đã dẫn đến hiện tượng "đảo ngược đường cong lợi suất", một sự bất thường của thị trường trong đó chi phí đi vay ngắn hạn vượt quá lãi suất dài hạn. Nếu điều này vẫn tiếp diễn, nó sẽ là mối đe dọa đối với các ngân hàng nhỏ hơn với lợi nhuận phụ thuộc vào khả năng sử dụng tiền gửi ngắn hạn để cho vay dài hạn với lãi suất cao hơn.
Nếu Fed tăng lãi suất một lần nữa - điều có vẻ được chắc chắn tại cuộc họp tuần này của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang thiết lập chính sách - thì họ có thể giảm bớt tác động bằng cách chỉ tăng lãi suất đối với dự trữ ngân hàng, trong khi vẫn giữ nguyên lãi suất trả cho các quỹ thị trường tiền tệ và các trung gian tài chính phi ngân hàng khác.
Sử dụng các công cụ mới được Quốc hội bàn giao vào năm 2008, Fed có thể tăng lãi suất trả cho các ngân hàng trên tài khoản dự trữ của họ khi muốn tăng lãi suất. Điều này mang lại cho các ngân hàng động lực duy trì dự trữ của họ tại Fed trừ khi họ có thể đạt được lợi nhuận cao hơn, lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro bằng cách cho vay chúng.
Vào năm 2013, không có sự cho phép của Quốc hội, Fed đã tạo ra một “công cụ repo đảo ngược qua đêm” (ONRRP: overnight reverse repo program) - có chức năng tương đương với tài khoản dự trữ cho các trung gian phi ngân hàng như quỹ thị trường tiền tệ - trả lãi suất cao gần bằng lãi suất dự trữ của ngân hàng. Tương tự, điều này tạo động lực cho các tổ chức phi ngân hàng giữ tiền nhàn rỗi tại Fed.
Mặc dù ONRRP bị hạn chế và mang tính tạm thời, nhưng trên thực tế, nó đã phát triển thành một công cụ trị giá 2 nghìn tỷ đô la, góp phần gây ra sự bất ổn tài chính bằng cách rút tiền gửi từ các ngân hàng.
Việc giảm lợi suất trên ONRRP so với lãi suất mục tiêu của Fed sẽ khiến các quỹ thị trường tiền tệ phẩn bổ lại vốn và chuyển vào các tài sản phù hợp với nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Điều này sẽ làm giảm tác động thắt chặt của một đợt tăng lãi suất khác, đồng thời góp phần ổn định ngân hàng vì phần lớn số vốn đó sẽ được chuyển vào tiền gửi ngân hàng.
Fed phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn, nhưng chúng tôi biết rằng việc thắt chặt hơn nữa sẽ làm tăng nguy cơ suy thoái và bất ổn tài chính. Nếu họ tiếp tục thắt chặt, họ nên tìm cách giảm bớt tác động. Giống như việc Fed đã đánh giá quá cao rủi ro lạm phát của các chính sách nới lỏng tiền tệ, giờ đây không nên đánh giá thấp những hậu quả tiềm ẩn do tốc độ thắt chặt tiền tệ đến chóng mặt của Fed gây nên. Sự lựa chọn an toàn nhất là giữ nguyên mọi thứ.
Financial Times