Sự đi xuống của đồng yên, liệu BoJ có thật sự muốn xoay trục chính sách lúc này?

Sự đi xuống của đồng yên, liệu BoJ có thật sự muốn xoay trục chính sách lúc này?

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

09:44 17/02/2024

Trong bối cảnh lạm phát tai Hoa Kỳ tăng vượt dự báo, điều gì sẽ xảy ra nếu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tác động tới tỷ giá khiến một lượng lớn các nhà đầu tư cá nhân bị ảnh hưởng?

Đồng JPY sẽ giảm về đâu

Nếu bạn tin vào thuyết hỗn mang (chaos theory), thì một con bướm đập cánh ở Tokyo có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas; chưa cần tới một con Godzilla khổng lồ để tạo sóng. Phép loại suy này có thể giúp ta quan sát tình hình thị trường, khi một sự gia tăng nhẹ trong lạm phát dịch vụ ở Hoa Kỳ có thể gây ra một cơn bão tài chính ở Nhật Bản.

Ví dụ ở trên có phần nào phóng đại, nhưng trên thực tế, đồng yên Nhật đã giảm mạnh sau dữ liệu lạm phát của Mỹ công bố vào đầu tuần này. Điều này giúp thúc đẩy lãi suất của Mỹ và củng cố đồng USD so với ít nhiều tất cả các đồng tiền khác. Đồng yên quay trở lại mức trên 150 yên/USD, lần thứ ba trong 15 tháng. Trước đó, đồng yên đã không đạt được mốc này trong 3 thập kỷ.

Mô hình 3 đỉnh?

Sau ba thập kỷ của xu hướng sức mạnh tương quan, đồng yên lại vượt mức 150 yên/USD.


Nguồn: Bloomberg

Gần đây, các cơ quan chức năng đã can thiệp để hỗ trợ đồng yên khi rơi vào tình trạng này. Cùng với đó, trên thực tế, lợi suất trái phiếu Nhật Bản rất có thể sẽ tăng. Trong năm vừa rồi, BOJ đã liên tục dỡ bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) nhằm giữ lợi suất 10 năm ở mức 0. Lợi suất hiện được giới hạn ở mức 1.00%, cho tới nay đồng yên vẫn chưa đạt được. Việc nâng cao lợi suất hơn nữa có thể đưa Nhật Bản đi theo hướng hoàn toàn ngược lại với các ngân hàng trung ương khác - và điều này có thể giúp ích cho đồng yên trong quá trình này.

Đường cong lợi suất được kiểm soát

Sự can thiệp của BOJ vào thị trường JGB từ 2016 đã phát huy tác dụng


Nguồn: Bloomberg

Vậy tại sao lại có động thái bán đồng yên như vậy? Ngay cả với lạm phát bất ngờ từ Mỹ, việc đặt cược vào một loại tiền tệ mà tỷ giá dường như chắc chắn sẽ tăng có vẻ liều lĩnh. BOJ dường như vẫn cần thêm bằng chứng để thấy cuối cùng Nhật Bản sẽ tái lạm phát. Trường hợp tệ nhất ở đây, đối với BOJ, sẽ là kết thúc YCC và chứng kiến giá cả quay trở lại mức giảm phát. Những con số lạm phát gần đây nhất khiến cho thị trường thất vọng - chúng đã đi xuống.

Lại là báo động giả?

Lạm phát giảm từ mức cao nhất trong 32 năm không phải là điều các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản mong muốn.


Nguồn: Bloomberg

Nhật Bản dường như vẫn đang sống trong một thế giới được nhìn qua kính (looking-glass world), nơi bên sử dụng lao động và các công đoàn có thể đồng thanh tuyên bố họ muốn tăng lượng vượt quá mức lạm phát. Quá trình đàm phán các hợp đồng năm mới, thường gọi là shunto, đang được tiến hành. Nhiều người coi đây là chìa khoá cho nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách nhằm thoát khỏi bẫy giảm phát. Nếu rõ ràng là người lao động không được đảm bảo tăng lương trước lạm phát, ngân hàng trung ương có thể buộc phải thắt chặt dần. Nhưng kỳ shunto năm ngoái đã chứng kiến mức tăng lớn nhất trong ba thập kỷ trở lại đây.

Chris Watling của Longview Economics, người đưa ra biểu đồ dưới đây, lưu ý rằng vẫn còn nhiều kỳ vọng về lạm phát tiền lương trong năm nay. Ông nói: “Ở một giai đoạn nào đó, việc lạm phát sẽ mang lại sự bình thường hoá chính sách của BOJ và một giai đoạn phát triển của đồng yên. Rủi ro, như mọi khi, luôn luôn xuất hiện, bao gồm khả năng lạm phát đang có dấu hiệu tăng ở Hoa Kỳ (và việc định giá thêm/đang diễn ra do việc cắt giảm lãi suất của Hoa Kỳ).”

Một vấn đề nữa là lạm phát diễn ra ở mức này, trong khi lãi suất vẫn ở mức sàn, đã khiến lãi suất thực giảm mạnh (phần nào đã làm giảm tiền lương thực tế). Sự khác biệt với lãi suất thực của Mỹ là một hiện tượng tương đối mới và đột nhiên phát triển rất rộng. Nhìn ngoài, cũng giống như việc lãi suất thực cao được coi là lý do khiến Fed phải sớm nới lỏng ở Mỹ, logic tương tự ở Nhật dường như ám chỉ rằng BOJ phải tăng lãi suất.

Chênh lệch lợi suất thực kỳ hạn 10 năm

Lạm phát quay trở lại ở Nhật Bản khiến chính sách tiền tệ tại đây trở nên lỏng lẻo.


Nguồn: Bloomberg

Tuy nhiên, BOJ còn một yếu tố khác cần quan tâm: Hiệu ứng tài sản. Ở Mỹ, người ta cho rằng có một chương trình tên là “Put Fed", trong đó ngân hàng trung ương sẽ cố gắng giữ cho thị trường chứng khoán sôi động, từ đó mọi người có tiền đề để chi tiêu và giúp cho nền kinh tế phát triển. Nếu BOJ muốn thực hiện tương tự, họ cần cân nhắc tới việc duy trì đồng yên yếu. Các nhà đầu tư cá nhân tại Nhật, còn được biết đến với cái tên “Quý bà Watanabe", đã thu lợi lớn từ đồng yên yếu, và quyết định chuyển tiền ra nước ngoài của họ làm cho đồng yên đã yếu nay còn yếu hơn nữa. Như biểu đồ cho thấy, lợi nhuận của một giao dịch mua bán trực tiếp bằng đồng peso Mexico vô cùng lớn. Ngoài ra, trái phiếu Nhật kỳ hạn 10 năm bị thao túng nặng nề sẽ khiến các quý bà Watanabe mất sạch tiền.

Quý bà Watanabe được lợi từ đồng yên yếu

Gửi tiền ra nước ngoài mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư Nhật Bản


Nguồn: Bloomberg

Sự đảo chiều mạnh mẽ của đồng yên có thể làm cho tình trạng hiện tại trở nên hỗn loạn. Đây có thể là động lực giúp Quý bà Watanabe nhanh chóng bán tháo lượng cổ phiếu nước ngoài của mình và chuyển hóa thành tiền kiều hối về Nhật, từ đó giúp đồng JPY ngừng giảm và nhu cầu đầu tư trong nước tăng lên. Tuy nhiên, điều này có thể phản tác dụng bởi hiệu ứng giàu nghèo, khi quý bà rồi sẽ ngày càng nghèo đi, khiến cho BOJ khó tăng lãi suất hơn. “Bất chấp khả năng BOJ tăng lãi suất trong những tháng tới, và chính sách xoay trục ôn hoà rõ ràng của Fed, tại sao USD/JPY lại không chịu giảm?”, theo George Saravelos, chiến lược gia ngoại hối tại Deutsche Bank AG. “Theo quan điểm của chúng tôi, lý do chính đến từ việc người Nhật có giao dịch với tài sản nước ngoài vẫn đang tồn tại tốt.”

Điều này có ẩn chứa nhiều rủi ro. Khi không còn các giao dịch mua bán nữa, chúng có xu hướng làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Những giao dịch nước ngoài thường đòi hỏi biến động thấp. Chỉ số VIX tăng đột biến có thể tạo ra thảm hoạ trong bối cảnh này. Ta có thể nhìn cách đồng yên giao dịch với đồng real của Brazil phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2003-2007, và sau đó sụp đổ khi VIX tăng vọt trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Bình tĩnh và tiếp tục

Bài học từ GFC: Nếu không thể giữ bình tĩnh, hãy nhanh chóng đóng lại trạng thái giao dịch


Nguồn: Bloomberg

Nếu BOJ thực sự e ngại trước con đường dài vì lợi ích của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, họ có thể đang tự đưa mình vào thế khó.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vai trò mới của chính sách tiền tệ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Vai trò mới của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ đang ngày càng được phát triển trở thành một công cụ quan trọng để giảm mức chi phí lãi vay cần được chi trả cho nợ chính phủ, từ đó cho phép các biện pháp kích thích tài khóa trở nên tập trung hơn vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?

Báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ tuần này đã khiến thị trường ngày càng tin vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản thay vì 50 như trước đó. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đẩy giá dầu và tài sản trú ẩn tăng cao. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sắp tới và quyết định lãi suất của RBNZ là tâm điểm của thị trường cho tuần tới
Giải mã làn sóng phi toàn cầu hóa
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Giải mã làn sóng phi toàn cầu hóa

Thương mại quốc tế đã tăng trưởng chậm hơn nền kinh tế toàn cầu trong hơn 15 năm qua. Hiện tượng này, thường được gọi là phi toàn cầu hóa, chủ yếu là do sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sự thay đổi trong các hành lang thương mại toàn cầu một phần cũng đến từ căng thẳng địa chính trị của các quốc gia với Trung Quốc.
Thị trường nào sẽ biến động? Chính sách của Mỹ đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Thị trường nào sẽ biến động? Chính sách của Mỹ đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Cổ phiếu Mỹ đã vượt trội so với phần còn lại của thế giới trong suốt 15 năm qua, với sự chênh lệch về định giá ngày càng tăng. Nếu chính sách thương mại và thuế của Mỹ không thay đổi, việc cắt giảm lãi suất của Fed có thể khiến đồng USD giảm bớt sức mạnh, mang lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới. Ngược lại, do việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed đã được tính vào định giá thị trường trái phiếu, khả năng cao đồng USD sẽ tăng trở lại nếu các chính sách thương mại và thuế của Mỹ tiếp tục theo hướng mà Trump đề ra.
Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN và Việt Nam trong quý IV năm 2024
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN và Việt Nam trong quý IV năm 2024

Khối ASEAN đang tỏa sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với ba năm liên tiếp thiết lập kỷ lục về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tổng kim ngạch thương mại. Khi tiến gần đến cột mốc 60 năm thành lập vào năm 2027, triển vọng của khối vẫn hết sức khả quan, củng cố vị thế của ASEAN như một điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.
Chiến lược giao dịch trên thị trường ngoại hối và hàng hóa quý IV năm 2024: Cơ hội vàng trong biến động toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chiến lược giao dịch trên thị trường ngoại hối và hàng hóa quý IV năm 2024: Cơ hội vàng trong biến động toàn cầu

Quý III năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với đồng USD. Thị trường tài chính chứng kiến một sự chuyển biến ngoạn mục trong nhận định: từ kỳ vọng lãi suất Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài vào đầu quý, đến việc Fed bất ngờ khởi động chu kỳ nới lỏng tiền tệ vào tháng 9 với một đòn bẩy mạnh mẽ - cắt giảm 50 bps.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ