Sự phát triển của vàng thành tài sản 'must-have' đang đối diện thách thức?
Linh Đặng
Investment Analyst
Cho đến thời điểm gần đây, vàng tăng nhanh và mạnh hơn bất kỳ loại tài sản đầu tư nào trong giao dịch tài chính, điều này chưa xét đến sụt giảm nguồn cung vàng vật chất hoặc gia tăng nhu cầu sử dụng trong công nghiệp.
Hiện nay, vàng được nhìn nhận là kim loại có thể được cung cấp cho mọi người. Thực tế, đây là một điều không mong muốn đối với hoạt động của Ngân hàng trung ương (NHTW) trên thị trường. Những động thái nới lỏng nhằm chống lại những tác động của đại dịch, hiện nay đã làm hài lòng nhiều người, nhưng sẽ tạo ra những vấn đề cho các NHTW và nền kinh tế nói chung, nếu một sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và lâu dài tiếp tục lẩn tránh chúng ta.
Sau khi tăng 17% trong nửa đầu năm, giá vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục trước khi giảm vào thứ Ba xuống dưới $2,000/ounce. Trong diễn biến này, các nhà đầu tư từ coi vàng như một giao dịch trong xu hướng ngắn hạn sang nhìn nhận vàng nhiều hơn như một lựa chọn độc lập phù hợp danh mục đầu tư dài hạn. Bạn chỉ cần nhìn vào lợi suất thực tế của trái phiếu chính phủ sau khi điều chỉnh theo lạm phát để biết tại sao nhiều nhà đầu tư lại mua vàng như một lựa chọn dài hạn.
Trái ngược với lý thuyết trong sách giáo khoa, lợi suất danh nghĩa đã giảm đồng thời với sự gia tăng của kỳ vọng lạm phát. Điều này làm cho vàng trở thành một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn hơn cho trái phiếu chính phủ. Những nhà đầu tư vàng đã bỏ qua thu nhập nếu lợi tức trái phiếu cao hơn. Họ cũng phòng ngừa trước những yếu tố có thể gây ra sự mất mát đáng kể trong giá trị của những trái phiếu đó, nếu các NHTW ngừng cố gắng giữ lãi suất ở mặt bằng thấp bằng cách hạ tỷ giá và mua một lượng lớn chứng khoán trên thị trường.
Vàng vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ nhiều yếu tố khác nữa được kể đến như lo ngại liên quan đến tiền tệ mất giá và bất ổn địa chính trị. Một số người tin rằng vàng sẽ bảo vệ các nhà đầu tư khỏi sự giảm giá thêm nữa của đồng bạc xanh; những người khác coi vàng như một công cụ phòng hộ suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, vốn đã bị tách biệt một cách đáng kinh ngạc khỏi thực trạng của doanh nghiệp và nền kinh tế. Vàng ngày nay thậm chí còn được ưa chuộng đối những người quan tâm đến giảm phát và lạm phát.
Vàng không phải là tài sản duy nhất có đặc tính “tăng trưởng” và “phòng thủ”. Cổ phiếu Big Tech cũng được coi là sở hữu những đặc tính này. Cổ phiếu hứa hẹn tăng trưởng tiềm năng dựa trên sự chuyển dịch từ các “hoạt động vật chất” sang “hoạt động ảo” trong đại dịch, nhưng cũng có khả năng phòng thủ nhờ sở hữu lượng tiền mặt lớn, nợ thấp và tạo dòng tiền dương. Sự sụt giảm lợi suất danh nghĩa đối với trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp uy tín cũng khiến một số nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu trái phiếu rác phi đầu tư (non-investment grade “junk” bond) có thể là nơi an toàn để đầu tư tiền của họ hay không.
Nền tảng của những diễn biến trái ngược này tạo niềm tin của nhà đầu tư rằng các NHTW sẽ giúp họ tránh khỏi những thiệt hại nặng nề bằng cách can thiệp bất cứ khi nào thị trường trượt dốc. Vàng đang trở thành một tài sản “must have”. Điều đó khiến giá tăng lên do nhóm người mua tiềm năng chuyển từ nhóm nhỏ sang nhóm các nhà đầu tư lớn tìm cách giảm thiểu rủi ro. Giống như nhiều sự thay đổi cơ cấu đột ngột, điều này có thể khiến giá vàng tăng vọt.
Các nhà đầu tư đang coi số lượng gia tăng các tài sản truyền thống là có rủi ro thấp, hoặc thậm chí phòng ngừa rủi ro. Trong ngắn hạn, điều này đẩy giá lên cao hơn, củng cố sự thay đổi của thái độ, và ru ngủ các chính trị gia và NHTW tin rằng thị trường đã được kiểm soát. Nhưng nhiều khả năng họ đã sai lầm như những người trước đó trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, những người lầm tin rằng họ đã vượt qua chu kỳ kinh tế.
Financial Times