Các nhà đầu tư tại Trung Quốc đổ xô vào những tài sản an toàn nhất thị trường, sau khi việc cắt giảm lãi suất không thể lấy lại niềm tin bị lay chuyển do suy thoái kinh tế.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất cơ bản nhiều nhất kể từ năm 2020 để thúc đẩy nền kinh tế đang đối mặt với những rủi ro mới từ thị trường bất động sản suy yếu nghiêm trọng và chi tiêu của người tiêu dùng ảm đạm.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen coi khó khăn kinh tế của Trung Quốc là một “yếu tố rủi ro” đối với Mỹ, nhưng điều đó không làm tác động đến tới sự lạc quan của bà về nền kinh tế của quốc gia này.
Chứng khoán Á tăng điểm sau khi ngành công nghệ đưa chứng khoán Mỹ tăng điểm trong đêm qua, những dấu hiệu suy yếu kinh tế ngày càng gia tăng ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong tương lai.
Một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất Trung Quốc đang làm dấy lên mối lo ngại mới về sức khỏe của ngành ngân hàng ngầm của nước này sau khi không thanh toán nhiều sản phẩm đầu tư lãi suất cao.
Giá dầu đi ngang khi chào phiên đầu tuần - sau 7 tuần tăng liên tiếp - trong bối cảnh nhà đầu tư rút vốn khỏi các tài sản rủi ro do lo ngại về Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ sẵn sàng nhập khẩu thêm 40% dầu thô từ Ả Rập Xê Út thông qua các hợp đồng trong tháng tới, khi các công ty lọc hóa dầu bắt đầu tiếp nhận nhiều dầu hơn theo một hợp đồng mới.
Với cương vị là một trong những sàn giao dịch đứng đầu thị trường, HFM luôn tiên phong trong việc tổ chức những sân chơi công bằng và hấp dẫn cho các nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước tham gia.
Tổng thống Joe Biden đã đặt ra giới hạn đối với các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc nhằm hạn chế khả năng nước này phát triển các công nghệ giám sát và quân sự thế hệ tiếp theo, điều mà có thể đe dọa đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
2023 đáng lẽ ra phải là một năm mà nền kinh tế Trung Quốc, sau khi thoát khỏi phong tỏa đại dịch Covid-19 trên thế giới, bùng nổ trở lại thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, đất nước này đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề: Chi tiêu ảm đạm của người tiêu dùng, thị trường bất động sản chao đảo, xuất khẩu sụt giảm trong bối cảnh Mỹ nỗ lực “giảm thiểu rủi ro”, tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục ở thanh niên và nợ chính quyền địa phương cao ngất ngưởng. Tác động của những căng thẳng này bắt đầu hiện hữu trên mọi thứ, từ giá cả hàng hóa đến thị trường chứng khoán. Tệ hơn nữa, chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình không có những lựa chọn thuyết phục để khắc phục các vấn đề. Điều đó làm dấy lên một cuộc thảo luận về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc có lặp lại trường hợp của Nhật Bản sau 30 năm tăng trưởng chưa từng thấy hay không.
Cả giá tiêu dùng và giá sản xuất của Trung Quốc lần đầu tiên cùng giảm kể từ năm 2020. Chu kỳ giảm phát của đất nước này có thể phần nào giúp các ngân hàng trung ương toàn cầu trong việc chống lạm phát ở quốc gia của họ, nhưng lại là dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.