Các đồng tiền hàng hóa đã tăng mạnh mẽ so với đô la Mỹ sau khi giá dầu thô tăng theo thỏa thuận gia tăng cắt giảm sản lượng của các quốc gia sản xuất lớn.
Đà tăng giá của thị trường chứng khoán trong vài tháng qua có vẻ khá bất ngờ, nếu nhìn vào triển vọng tồi tệ của nền kinh tế. Nhiều cổ phiếu đang ở gần, hoặc thậm chí đã vượt qua, mức cao nhất mọi thời đại. Nhìn chung, chính các cổ phiếu có hiệu suất tốt nhất trong vài năm qua là những loại sở hữu hiệu suất tốt nhất trong vài tháng qua. Đáng chú ý nhất là các công ty công nghệ và các tập đoàn lớn.
Kể từ đầu năm, chứng khoán trên toàn thế giới thường giảm điểm vào thứ Sáu nhiều hơn so với những ngày khác. Điều đó hợp lý khi tin tức về coronavirus và các tweet của Trump đối với Trung Quốc thường vào nửa cuối của tuần.
Đầu tuần này, những cái tên huyền thoại trong ngành tài chính đã đưa ra nhận định mà trước đó khó có thể xảy ra: Thị trường chứng khoán đang bị định giá quá cao
Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913 đã khai sinh ra ngân hàng trung ương cho Hoa Kỳ. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ra đời từ đó và được giao trọng trách thiết lập chính sách tiền tệ quốc gia. Năm 1977, đạo luật được sửa đổi và đưa vào 2 mục tiêu chính sau: Duy trì mục tiêu tăng trưởng, việc làm và ổn định giá cả và tiêu dùng. Nhưng thực sự Fed có tầm ảnh hưởng như thế nào?
Chỉ số S&P 500 không còn đi trùng pha với đường cong lợi suất 3m10y (Chênh lệch lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 3 tháng, một trong những đường cong lợi suất được theo dõi nhiều nhất). Điều đó cho thấy thị trường cổ phiếu đang bỏ qua các tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế - một ngụ ý rằng đà phục hồi hiện nay của chứng khoán có thể bị chặn lại bất cứ lúc nào.