Price action của thị trường diễn biến khá phức tạp trong thế giằng co vào những phiên giao dịch gần đây. Số lượng các ca nhiễm Covid-19 mới tiếp tục tăng cao, và báo cáo thu nhập của các Ngân hàng tại Mỹ cho thấy tình hình tài chính không mấy khả quan.
Chỉ số đo lường sự sợ hãi (VIX) đã tăng lên mức cao nhất trong tháng 7 tuy nhiên điều này sẽ chỉ có tác động hạn chế đến thị trường chứng khoán. Mọi biến động đến từ mùa báo cáo thu nhập có thể sẽ chỉ là tạm thời.
Sau làn sóng phong tỏa để chống lại dịch bệnh vào đầu năm nay, chính phủ các nước phát triển đã bơm tiền một cách gần như thừa mứa ra nền kinh tế. Trong bối cảnh hoạt động sản xuất đang bị sụt giảm nghiêm trọng, tốc độ và quy mô của các biện pháp hỗ trợ tạm thời đã lấn át những lo ngại về chi phí, sự chính xác hay tác dụng phụ của chúng.
Đồng đô la Mỹ đã bắt đầu tuần mới một cách trầm lắng vào sáng thứ Hai khi các nhà đầu tư dự báo dữ liệu kinh tế toàn cầu và báo cáo thu nhập của các công ty Hoa Kỳ sẽ rất xấu. Đây sẽ là các yếu tố để đánh giá xem sự lạc quan của thị trường về triển vọng kinh tế có thể duy trì hay không?
Các cuộc khảo sát PMI trên toàn thế giới do IHS Markit thực hiện đã gợi ý về sự trở lại của tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào tháng Sáu. Hàng loạt các quốc gia cho thấy một sự cải thiện đáng kể trong chỉ số PMI, dẫn đầu bởi Trung Quốc, đem đến những dấu hiệu tích cực về việc hoạt động kinh doanh đang hồi phục mạnh mẽ kể từ sau các đợt đóng cửa kinh tế do COVID-19 vào tháng Tư
Mặc dù Nhật Bản đã tránh được phần lớn sự gia tăng theo cấp số nhân của số các trường hợp nhiễm COVID-19 từng được thấy ở một loạt các nền kinh tế khác, nước này đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số ca nhiễm mới kể từ khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vài tuần trước.
Khi những tác động ban đầu của cuộc khủng hoảng coronavirus dường như đã qua đi, các nhà giao dịch chuyển sự chú ý sang những động lực dài hạn quyết định xu hướng của AUD/CHF, trong đó yếu tố nổi trội chính là tình trạng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quôc