Hồi khoảng 10:00 sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng đột ngột giảm hơn 15 USD/ounce, hiện dao động mức hỗ trợ quan trọng 2,300 USD/ounce. Sự hấp dẫn của vàng như một tài sản trú ẩn nay đã giảm bớt, cùng với kỳ vọng Fed giữ lãi suất ở mức cao đang tạo áp lực bán đáng kể lên giá kim loại quý này.
Các quan chức Nhật Bản đưa ra thêm cảnh báo về đồng yên sau khi USDJPY vượt qua mốc 155, khiến các nhà đầu tư trên thị trường lo lắng trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và dữ liệu kinh tế Mỹ có thể dẫn đến những động thái tiếp theo.
Thị trường đang lo ngại kịch bản can thiệp tiền tệ của Nhật Bản có thể tái diễn như tháng 9/2022, khi đó, BoJ đã vào cuộc để hỗ trợ đồng Yên sau khi duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tăng cường phản đối bằng ngôn từ, chống lại sự phục hồi của trái phiếu chính phủ dài hạn, cảnh báo về sự đảo chiều, và ám chỉ rằng chênh lệch giữa giá thị trường và triển vọng kinh tế sẽ được điều chỉnh, khiến trái phiếu giảm giá.
Nhu cầu về Trái phiếu chính phủ đang tăng lên khi chính phủ Mỹ tung ra thị trường hơn 180 tỷ USD trái phiếu mới trong tuần này, minh chứng cho sự hấp dẫn của lợi suất cao đối với các trái phiếu ngắn hạn.
Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Đồng bạc xanh đang có pha giảm mạnh so với đồng euro và đồng bảng Anh, đồng yên vẫn ‘’sa cơ’’ gần mức thấp nhất trong 34 năm ngay cả khi các quan chức Nhật Bản tăng cường cảnh báo can thiệp.