USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

18:14 24/04/2024

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.

Đồng USD trở nên quá mạnh đang gây ảnh hưởng lên các loại tiền tệ ở các thị trường đang phát triển. Ngay cả các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản và cả Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng cho biết họ đang để ý đến thị trường ngoại hối.

Sự gia tăng không ngừng của lợi suất trái phiếu chính phủ đang trực tiếp khiến cho đồng USD trở nên mạnh mẽ hơn và áp lực lên giá trị của các loại tiền tệ khác. Nó chưa phải là một cuộc khủng hoảng; nhưng khả năng chỉ số DXY vượt mức đỉnh cũ đang ngày càng tăng. Khi nền kinh tế Mỹ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, các nền kinh tế của các thị trường đang phát triển có thể sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất.

Mọi ánh mắt đều đang đổ dồn vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khi mà bối cảnh nền kinh tế đang đẩy Fed vào vị trí bất lợi khi mà khó có thể tìm thấy bằng chứng rằng nền kinh tế đang rơi vào suy thoái hay lạm phát đang hạ nhiệt. Bằng một cách nào đó, đồng USD không hề bị ảnh hưởng bởi gánh nặng nợ ngày càng tăng của chính phủ Hoa Kỳ hay việc thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng hay các bất ổn chính trị tiềm ẩn đi kèm với cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Trong bối cảnh những lo ngại về địa chính trị gia tăng, đây vẫn là lựa chọn ưa thích của các nhà đầu tư để gửi tiền mặt một cách an toàn với lãi suất trên 5% và cũng là con đường để đầu cơ vào cơn sốt công nghệ mới nhất trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Chủ tịch Fed Jerome Powell hiện đã thừa nhận mối lo ngại của thị trường rằng tình hình lạm phát khó khăn sẽ khiến ngân hàng trung ương không thể cắt giảm lãi suất. Nền kinh tế thế giới có thể sẽ vẫn phải hứng chịu những tác động của chính sách “higher for longer” đến từ Fed. Nhưng nếu động thái tiếp theo lại là tăng lãi suất cho dù Fed hoàn toàn không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào, thì đó sẽ là một điều vô cùng đau đớn với các nền kinh tế. Với việc nhóm các quốc gia BRICS+ đã dần thay thế đồng USD cho khoản dự trữ mặc định và việc đồng USD đang ngày càng mạnh lên có thể đẩy nhanh quá trình này.

Việc đồng USD ghi nhận mối tương quan tích cực với giá dầu tăng có thể củng cố thêm vị thế của đồng USD. Sẽ là quá xa vời nếu gọi đồng USD là tiền tệ dầu mỏ; tuy nhiên, khi các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ mở rộng quy mô, giá dầu thô bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị sẽ chỉ làm tăng thêm giá trị của đồng USD.

IMF trong tuần này đã đã công bố những dự đoán của mình đối với nền kinh tế toàn cầu và khoảng cách giữa các quốc gia là rất rõ ràng và ngày càng được nới rộng. GDP của Mỹ được dự báo sẽ tăng 2.7% trong năm nay và cao gấp đôi so với Canada, nền kinh tế được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai trong nhóm G7. Nhưng điều đáng kinh ngạc là IMF đã nâng triển vọng nền kinh tế Hoa Kỳ thêm 0.6%. Trong khi đó, các nền kinh tế khác đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc kích thích tài khóa quốc nội quá mức của Hoa Kỳ đang tỏ ra có hại cho ngành công nghiệp ở các nơi khác. Thật bất thường khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde lên tiếng bày tỏ lo ngại về giá trị của đồng EUR và bà đưa cảnh báo rằng Hội đồng Quản trị “phải rất chú ý đến những biến động của tỷ giá hối đoái”.

Danh sách dài bao gồm các đồng tiền châu Á sụt giảm có lẽ là vấn đề đáng lo ngại nhất của những biến động trên thị trường ngoại hối. Mặc dù JPY là đồng tiền mất giá nhiều nhất, nhưng sự mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Nhật Bản trong thời gian gần đây có thể giúp củng cố giá trị của đồng tiền này. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có nhiều phương án để đối phó với những thay đổi về định hướng chính sách tiền tệ của Fed. Tuy nhiên, Nhật Bản là một nước khá nghèo tài nguyên, vì vậy một đồng tiền suy yếu nghiêm trọng sẽ làm tổn hại đến cán cân thanh toán quốc tế của h,; nhưng điều đó được bù đắp bằng việc thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, sự uy tín của BoJ đang được thử thách khi mà USD/JPY đang tiến sát tới mốc 155.

Trung Quốc cũng đang rơi vào thế khó. Vào thứ ba, họ đã bất ngờ hạ thấp tỷ giá tham chiếu hàng ngày, khiến đồng nhân dân tệ (CNY) tiếp tục suy yếu xuống mức thấp nhất trong 5 tháng so với đồng USD. Hàn Quốc cũng chứng kiến đồng tiền của họ hoạt động kém nhất trong năm nay với mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022 vì nó rất nhạy cảm với các đối thủ cạnh tranh lớn khác ở châu Á. Điều này đã buôc Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok phải can thiệp bằng lời nói và bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng”. Thống đốc Rhee Chang-yong cũng cho biết Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc “sẵn sàng triển khai các biện pháp ổn định”.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang bị mắc kẹt trong một tam giác cạnh tranh, điều này làm trầm trọng thêm hậu quả của việc đồng USD tăng giá. John Authers của Bloomberg Opinion đã chỉ ra rằng đồng JPY đang ở mức yếu nhất so với đồng CNY trong hơn 30 năm. Sự suy yếu đó chỉ có thể kéo dài đến một mức nào đó; nhưng rủi ro của hoạt động hỗ trợ thất bại cũng lớn không kém. Nếu một nước hành động mạnh mẽ để củng cố đồng tiền của mình thì những nước khác có thể sẽ buộc phải có những biện pháp đáp trả tương tự.

Phần còn lại của châu Á khi đó chắc chắn sẽ bị cuốn vào tình trạng suy thoái, mặc dù tăng trưởng của họ trong thời kỳ đại dịch cho thấy khu vực này đã cải thiện khả năng quản lý kinh tế của mình sau các cuộc khủng hoảng lặp đi lặp lại trong những thập kỷ trước. Dự trữ ngoại hối đã được tăng cường, lãi suất được tăng sớm hơn và cao hơn để đi trước một bước.

Đồng rupiah của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm, buộc ngân hàng trung ương nước này phải can thiệp. Đồng đô la Đài Loan cũng ghi nhận ở mức thấp nhất trong 8 năm, đồng ringgit của Malaysia cũng đang ở mức đáy 26 năm (ngân hàng trung ương đã cam kết hỗ trợ) và đồng rupee của Ấn Độ ở mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Việc IMF ước tính rằng nền kinh tế Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 6.8% trong năm nay cho thấy sự tăng giá rất mạnh của đồng USD.

Chỉ số MSCI tiền tệ của các thị trường đang phát triển đã chạm mức đáy mới trong năm, nhưng rõ ràng châu Á là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất. Thật yên tâm khi Powell đã nói rõ rằng “chúng tôi rất, rất ý thức” về tác động của việc đồng USD mạnh lên, nhưng nói suông thì dễ. Việc trở thành người giám sát đồng tiền dự trữ của thế giới đi kèm với trách nhiệm không sử dụng nó để bắt nạt các đối tác thương mại toàn cầu của bạn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ

Trái ngược với kỳ vọng về sự suy yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed, cả USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đều phục hồi trở lại trong tháng 10. Điều này có thể do hai yếu tố chính. Thứ nhất, các chỉ số hoạt động kinh tế, lạm phát và thị trường lao động của Mỹ mạnh mẽ hơn dự kiến. Thứ hai, các nhà đầu tư bắt đầu định giá khả năng chiến thắng cao hơn của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Việc thị trường tiền điện tử hoạt động 24/7 mang lại lợi thế cho các nhà giao dịch, do thị trường tài chính truyền thống ở Mỹ sẽ đóng cửa trong quá trình kiểm phiếu lần đầu. Mặc dù tính chất này của thị trường truyền thống hạn chế đi sự rủi ro, nhưng nó cũng hạn chế đi cơ hội sinh lời bởi thị trường có thể biến động mạnh theo kết quả của cuộc bầu cử.
Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Không khí căng thẳng đang lên đến đỉnh điểm trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Để phân tích chuyên sâu về diễn biến thị trường lãi suất dưới kịch bản Trump hoặc Harris đắc cử, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng triết lý chính sách đặc trưng của mỗi ứng viên, cùng những ảnh hưởng tiềm tàng đến ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chính sách tài khóa.
Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng

Sự không chắc chắn của cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể lên các loại tài sản. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích phản ứng tiềm năng của tỷ giá EUR/USD dưới các kịch bản bầu cử khác nhau. Trước cuộc bầu cử, thị trường sẽ có nhiều thông tin để giao dịch với một loạt dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ được công bố trong tuần này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ