Trong bài luận "Triển vọng kinh tế dành cho thế hệ con cháu", John Maynard Keynes lý thuyết hóa rằng quá trình phát triển kinh tế tự nhiên là các nền kinh tế giàu có sẽ làm việc ít hơn. Nhưng ở châu Âu, nơi tăng trưởng kinh tế trì trệ và triển vọng nhân khẩu học ảm đạm, có thể đã áp dụng lý thuyết này quá vội vàng.
Đơn đặt hàng tại các nhà máy ở Đức bất ngờ giảm trong tháng 3, chỉ ra sự suy yếu dai dẳng trong lĩnh vực sản xuất, vốn đã tụt hậu so với sự cải thiện của nền kinh tế nói chung.
Khu vực Eurozone đang trông đợi một "lá phiếu tín nhiệm" mạnh mẽ từ chính người tiêu dùng trong nước để đợt phục hồi kinh tế được mong đợi từ lâu cuối cùng có thể thành hiện thực.
Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc trong tháng 4, lần đầu tiên kể từ tháng 12, đặt ra thách thức cho mục tiêu lạm phát 2% của ECB. Theo đó, lạm phát tại Đức đã tăng 2.4%, vượt qua dự báo 2.3% của các nhà kinh tế. Năng lượng là yếu tố chính thúc đẩy cho đà tăng này.
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Đức đã cải thiện đáng kể, đạt mức cao nhất trong 1 năm qua - một tín hiệu gia tăng cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang dần thoát khỏi giai đoạn khó khăn kéo dài hai năm.
Theo dự báo mới nhất từ Bundesbank (Ngân hàng Trung ương Đức), nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất, đà tăng kim ngạch xuất khẩu và sự bùng nổ của ngành xây dựng đầu năm nay, nền kinh tế Đức có khả năng thoát khỏi nguy cơ suy thoái trong mùa đông.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, chính phủ Đức sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay xuống 0.2% so với dự đoán 1.3% được công bố vào tháng 10.