Tại sao cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu lại khiến cả thế giới lo sợ?

Tại sao cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu lại khiến cả thế giới lo sợ?

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

15:29 28/09/2021

Có một sự thiếu hụt đáng lo ngại về năng lượng từ châu Âu đến châu Á, gây ra bởi sự hạn chế nguồn cung từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, điều đó đã buộc các nhà máy phải đóng cửa và tăng giá điện.

Trong khi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, các vấn đề kỹ thuật và thiếu đầu tư đều đang khiến nguồn cung bị thiếu hụt, cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa lan rộng ra nhiều quốc gia hơn và ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Giá khí đốt tự nhiên và than đá, được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các nhà máy và sưởi ấm cho các ngôi nhà, đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm do sự phục hồi nhu cầu sau đại dịch vấp phải những hạn chế về nguồn cung khi mùa đông đổ bộ đến Bắc bán cầu.

Cuộc khủng hoảng đã buộc một số nhà sản xuất phân bón ở châu Âu phải giảm sản lượng, trong khi lưới điện Trung Quốc đang hạn chế nguồn cung cấp cho các nhà máy, điều này sẽ hạn chế sản lượng. Điều đáng lo ngại là thời tiết vẫn chưa lạnh. Tiêu thụ năng lượng thường đạt đỉnh điểm khi nhiệt độ lạnh giá thúc đẩy nhu cầu sưởi ấm.

Hiện tại, Trung Quốc đang tìm cách áp dụng các biện pháp để cố gắng hạ nhiệt giá than cao ngất ngưởng và giảm bớt tình trạng thiếu điện của chính nước này, trong khi các nhà cung cấp nhiên liệu trên khắp thế giới đang làm việc không biết mệt mỏi để cố gắng đảm bảo nguồn cung.

Những con số biết nói

  • Hợp đồng tương lai giá khí thiên nhiên tại châu Âu đã tăng 1,300% kể từ tháng 5/2020.
  • Lượng than tồn kho tại Trung Quốc đã ở mức thấp nhất kể từ năm 2017, theo Morgan Stanley.
  • Citigroup nhận định, giá khí đốt tại châu Á và châu Âu hoàn toàn có thể đạt mức $100/1 triệu đơn vị nhiệt, tức là gấp 4 lần so với giá hiện tại.

Một mùa đông lạnh giá ở Bắc bán cầu được dự báo sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt và đẩy giá năng lượng trên toàn thế giới lên cao. Kể từ khi thế giới sử dụng năng lượng từ dầu và điện, cuộc khủng hoảng năng lượng đe dọa đến mọi ngõ ngách của nền kinh tế toàn cầu, bóp chết chuỗi cung ứng và thậm chí làm tăng giá lương thực, tất cả đều đồng nghĩa với việc lạm phát tăng vọt.

Trong trường hợp xấu nhất, châu Âu có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện và Trung Quốc có thể đóng cửa các nhà máy sản xuất chip và lò luyện nhôm, gây hậu quả nặng nề trên toàn cầu. 

Một cuộc khủng hoảng chủ yếu diễn ra trong các ngành công nghiệp có thể sớm lan sang lĩnh vực chính trị, vì giá hàng hóa và nhiên liệu cao có thể gây ra nhiều bất ổn. Chẳng hạn, sản lượng thủy điện thấp ở Brazil đã buộc quốc gia này phải gia tăng sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên đắt đỏ, làm tăng hóa đơn tiền điện cho các hộ gia đình, điều này có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội của Tổng thống Jair Bolsonaro trong cuộc bầu cử vào năm tới.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ