Thiếu hụt hàng hóa đe dọa tương lai kinh tế thế giới

Thiếu hụt hàng hóa đe dọa tương lai kinh tế thế giới

12:34 10/10/2021

Khan hiếm hàng hóa đã trở thành mối đe dọa lớn nhất của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, những điều rất khác với cuộc khủng hoảng tài chính trước đây.

Các kệ trống tại Tesco ở Greenfield, Glasgow, Scotland. Ảnh: SWNS
Các kệ trống tại Tesco ở Greenfield, Glasgow, Scotland. Ảnh: SWNS

Trong vòng một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính trước đây, vấn đề của nền kinh tế thế giới là tiêu dùng yếu. Các hộ gia đình lo lắng trả nợ còn các công ty thận trọng đầu tư.

Còn giờ đây, chi tiêu đã trở lại mạnh mẽ, nhờ các chính phủ tung tiền kích thích kinh tế và người tiêu dùng mạnh tay mua sắm. Tuy nhiên, lần này nhu cầu đã tăng mạnh đến mức nguồn cung đang phải vật lộn để theo kịp. Các tài xế xe tải được thưởng tiền nếu đầu quân. Các tàu hàng chen chúc neo đậu ngoài khơi California chờ được thông quan. Giá năng lượng thì tăng theo hình xoắn ốc. Lạm phát khiến nhà đầu tư lo sợ và khác với những năm 2010, thế giới đang bước vào một "nền kinh tế thiếu hụt".

Nguyên nhân của tình trạng trên là từ Covid-19. Khoảng 10.400 tỷ USD kích thích đã được các chính phủ toàn cầu tung ra. Nó giúp kinh tế phục hồi mạnh mẽ nhưng lại không ổn định. Trong đó, người tiêu dùng đang chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa so với mức bình thường, gây căng thẳng lên chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã ít được đầu tư mở rộng trong các năm qua.

Nhu cầu đồ điện tử bùng nổ trong thời kỳ đại dịch nhưng tình trạng thiếu vi mạch đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp ở một số nền kinh tế xuất khẩu, chẳng hạn Đài Loan. Sự lan rộng của biến thể Delta đã khiến các nhà máy sản xuất quần áo ở các khu vực châu Á phải đóng cửa.

Vì dịch bệnh, dòng di cư của người giàu trên thế giới suy giảm, các khoản tiền kích thích chất đầy trong ngân hàng và lao động thì thiếu thốn. Từ Brooklyn đến Brisbane, các nhà tuyển dụng đang tranh giành điên cuồng để tuyển người.

Nhưng đáng chú ý, nền thế giới thiếu hụt của thế giới đang hình thành bởi hai vấn đề. Đầu tiên là nỗ lực khử carbon, dẫn đến sức ép về nguồn cung năng lượng. Việc chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo đã khiến châu Âu, và đặc biệt là Anh, dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng về nguồn cung khí đốt tự nhiên, mà có thời điểm trong tuần này giá giao ngay tăng hơn 60%.

Giá carbon tăng trong kế hoạch buôn bán khí thải của Liên minh châu Âu đã khiến việc sử dụng các dạng năng lượng bẩn trở nên khó khăn. Trong khi, các vùng của Trung Quốc đã phải đối mặt với việc cắt điện vì nhằm đạt được các mục tiêu nghiêm ngặt về môi trường. Giá cả đắt đỏ trong việc vận chuyển và các thành phần công nghệ đang làm tăng chi tiêu vốn để mở rộng công suất. Nhưng khi thế giới đang cố gắng loại bỏ các dạng năng lượng bẩn, động cơ đầu tư lâu dài vào ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch sẽ yếu đi.

Thứ hai là chủ nghĩa bảo hộ. Theo The Economist, chính sách thương mại không còn được thiết kế với mục tiêu hiệu quả kinh tế, mà nhằm theo đuổi một loạt các ý định khác, từ việc áp đặt các tiêu chuẩn về lao động và môi trường ở nước ngoài, đến trừng phạt các đối thủ địa chính trị.

Tuần này, chính quyền của Joe Biden xác nhận rằng họ sẽ giữ thuế ở mức trung bình 19% mà tổng thống tiền nhiệm Donald Trump đã áp đối với Trung Quốc. Trên khắp thế giới, chủ nghĩa dân tộc kinh tế đang góp phần vào nền kinh tế thiếu hụt. Tình trạng thiếu tài xế xe tải của Anh đã trở nên trầm trọng hơn do Brexit. Ấn Độ thiếu hụt than một phần do nỗ lực được cho là sai lầm trong việc cắt giảm nhập khẩu nhiên liệu. Sau nhiều năm căng thẳng thương mại, dòng vốn đầu tư xuyên biên giới của các công ty đã giảm hơn một nửa so với GDP thế giới, kể từ năm 2015.

Tất cả điều này có vẻ gợi nhớ một cách kỳ lạ về những năm 1970, khi nhiều nơi phải đối mặt với tình trạng xếp hàng mua xăng, giá cả tăng hai con số và tăng trưởng chậm chạp. Nhưng sự giống nhau cũng chỉ có thế. Nửa thế kỷ trước, các chính trị gia đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong chính sách kinh tế, chống lạm phát bằng các biện pháp vô ích như kiểm soát giá cả và chiến dịch "Hãy đánh bại lạm phát ngay bây giờ" (Whip Inflation Now) của Gerald Ford, khuyến khích mọi người tự trồng rau.

Hiện tại thì khác. Cục Dự trữ Liên bang đang tranh luận về cách dự báo lạm phát, nhưng có sự đồng thuận rằng các ngân hàng trung ương có quyền và nhiệm vụ kiểm soát nó. Khả năng lạm phát ngoài tầm kiểm soát dường như khó xảy ra. Giá năng lượng sẽ giảm sau mùa đông. Trong năm tới, sự phổ biến của vaccine và các phương pháp điều trị mới cho Covid-19 sẽ giảm bớt sự gián đoạn kinh tế. Người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ.

Tại Mỹ, kích thích tài khóa sẽ giảm vào năm 2022, với dấu hiệu cho thấy ông Biden đang vật lộn để lưỡng viện thông qua các dự luật chi tiêu khổng lồ của mình. Anh thì có kế hoạch tăng thuế. Còn ở Trung Quốc, chấn động thị trường bất động sản cho thấy nhu cầu nhà ở có thể giảm, quay về với những năm ế ẩm của 2010. Đầu tư vào một số ngành cuối cùng sẽ hướng đến năng suất hơn.

Nhưng đừng nhầm, các vấn đề sâu xa đằng sau nền kinh tế thiếu hụt sẽ không biến mất và các chính trị gia có thể dễ dàng ra những quyết sách sai lầm. Một ngày nào đó, các công nghệ như hydro sẽ giúp năng lượng xanh trở nên đáng tin cậy hơn. Nhưng nó vẫn chưa thể giải quyết thiếu hụt năng lượng ngay lúc này.

Khi chi phí nhiên liệu và điện tăng, có thể dẫn đến tác động dữ dội. Nếu các chính phủ không đảm bảo rằng có đầy đủ các lựa chọn năng lượng xanh thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, thì họ có thể phải đáp ứng tình trạng thiếu hụt bằng cách nới lỏng các mục tiêu phát thải và quay trở lại các nguồn năng lượng bẩn hơn.

Do đó, các chính phủ sẽ phải lập kế hoạch cẩn thận để đối phó với chi phí năng lượng cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm hơn do các mục tiêu cắt giảm khí thải. Kỳ vọng rằng quá trình khử cacbon sẽ dẫn đến một sự bùng nổ kinh tế thần kỳ nhất định sẽ dẫn đến thất vọng.

Nền kinh tế thiếu hụt cũng có thể củng cố sức hấp dẫn của chủ nghĩa bảo hộ và sự can thiệp của nhà nước. Nhiều cử tri các nước phương Tây đổ lỗi cho các kệ trống và khủng hoảng năng lượng cho chính phủ. Các chính trị gia có thể trốn tránh trách nhiệm bằng cách xua đuổi những người nước ngoài hay thay đổi và chuỗi cung ứng mỏng manh, và đưa ra lời hứa hão huyền về việc tăng cường khả năng tự lực.

Anh đã viện trợ cho một nhà máy phân bón để duy trì nguồn cung cấp khí cacbonic, một nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp thực phẩm. Chính phủ đang cố gắng khẳng định rằng tình trạng thiếu hụt lao động là tốt, vì chúng sẽ làm tăng mức lương và năng suất trên toàn nền kinh tế. Trên thực tế, việc đặt ra các rào cản với di cư và thương mại nói chung sẽ khiến cả hai điều này đều giảm.

Sau hết, nguy cơ hiện nay là căng thẳng trong nền kinh tế có thể dẫn đến thoái trào của quá trình khử cacbon và toàn cầu hóa, dẫn đến những hậu quả lâu dài tàn khốc. Đó là mối đe dọa thực sự do nền kinh tế thiếu hụt gây ra.

Link gốc tại đây.

Theo VnExpress

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ