Tâm lý lạc quan đối với USD đang nhanh chóng suy giảm khi có dấu hiệu kinh tế Mỹ đang hạ nhiệt, với một nhóm nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán ròng lần đầu tiên sau sáu tuần.
Các quỹ đầu tư toàn cầu đã chứng kiến dòng vốn rót vào mạnh mẽ trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 5 nhờ vào sự lạc quan của các nhà đầu tư khi lạm phát chậm lại và kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm nay tăng cao.
Ngày nay, khi nghĩ về "magnificent", điều đầu tiên xuất hiện trong đầu các nhà giao dịch là "magnificent 7", theo như Michael Hartnett viết, nhóm cổ phiếu "magnificent 7" đã tăng trưởng 24% trong năm tính đến thời điểm hiện tại.
Thành viên hội đồng quản trị ECB Piero Cipollone cho biết dữ liệu hiện tại đã đủ để ECB quyết định cắt giảm lãi suất vào tháng 6, giống với phát ngôn một ngày trước đó từ thành viên hội đồng thống đốc Fabio Panetta.
Thước đo lạm phát ưa thích của Fed dự kiến sẽ giảm nhẹ trong tháng 4. Theo dự đoán của các nhà kinh tế, điều này sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho lập trường thận trọng của ngân hàng trung ương về thời điểm hạ lãi suất.
Các Bộ trưởng Tài chính của các nước thuộc G7 đã đồng loạt chỉ trích sự tham gia của Trung Quốc vào hệ thống thương mại toàn cầu nhằm thể hiện sự đoàn kết kèm theo lời cảnh báo căng thẳng thương mại có thể leo thang hơn nữa.
Theo một cựu thành viên hội đồng Thống đốc của BoJ, ngân hàng trung ương có khả năng tăng lãi suất lên 0.5% vào cuối năm nay nếu điều kiện kinh tế ít nhiều giữ nguyên
Nhật Bản tiếp tục nỗ lực chống lại đà lao dốc của JPY trong cuộc họp cuối tuần của các nhà lãnh đạo tài chính nhóm G7 sau khi việc lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản tăng lên mức đỉnh trong 12 năm không thể làm chậm sự sụt giảm dai dẳng của đồng nội tệ