Triển vọng thị trường hàng hóa: Rủi ro địa chính trị gây sức ép lên dầu thô, nhu cầu phục hồi chậm chạp, vàng và bạc sẽ còn dư địa tăng giá!

Triển vọng thị trường hàng hóa: Rủi ro địa chính trị gây sức ép lên dầu thô, nhu cầu phục hồi chậm chạp, vàng và bạc sẽ còn dư địa tăng giá!

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

12:57 01/06/2020

Thị trường hàng hóa đã khá “lộn xộn” trong tuần cuối cùng của tháng 5. Một tháng đã chứng kiến sự phục hồi của nhiều thị trường sau sự sụp đổ liên quan đến COVID-19 trong Quý 1.

Ngành năng lượng đã giảm nhẹ trở lại sau tháng tăng giá kỷ lục, kim loại công nghiệp ít biến động trong khi kim loại quý tăng cao do lo ngại rủi ro địa chính trị gia tăng, đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu cũng tiếp tục sụt giảm.

Việc tiếp tục nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên thế giới bất chấp dữ liệu kinh tế ảm đạm, đã làm tăng hy vọng rằng sự phục hồi hình chữ V có thể sẽ xảy ra trong những tháng tới.

Rất tiếc chúng tôi không đồng ý với sự lạc quan này – bởi vì hàng triệu người lao động không thể quay trở lại làm việc, cùng với nguy cơ virus tái xuất hiện khi một số nền kinh tế cố gắng mở cửa trở lại quá sớm.

Chỉ số hàng hóa của Bloomberg (Bloomberg Commodity Index) giao dịch ở mức thấp hơn, với ngành năng lượng giảm nhẹ từ mức cao của đợt tăng giá kỷ lục vừa qua. Kim loại công nghiệp cũng giao dịch ở mức thấp hơn khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng mặc dù Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc tại Trung Quốc đã công bố các biện pháp kích thích mới. Các kim loại quý đã nhanh chóng đảo chiều tăng trở lại với việc cả Vàng và Bạc tiếp tục thu hút nhu cầu trong bối cảnh đồng USD suy yếu, lợi suất TPCP thấp hơn và xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện hữu.

Bloomberg Commodity Index. Nguồn: Bloomberg, Saxo Bank.

Trong khi giá Bạc tiếp tục phục hồi sau đợt lao dốc đáng kể trong tháng 3, khả năng phục hồi của giá Vàng đã bị kiểm tra một lần nữa trong tuần qua. Việc thiếu động lực sau cú breakout gần đây lên mức $1765 đã khiến thị trường lo lắng và đỉnh điểm đã có lúc giá giao ngay phá xuống dưới mốc $1700/oz trong một khoảng thời gian ngắn vào tuần trước. Tuy nhiên, giống như sự bứt phá lên phía trên không thu hút được các lực mua mới, sự phá vỡ xuống bên dưới mức hỗ trợ tâm lý 1700 cũng không được tiếp sức bằng các lực bán mới.

Thay vào đó, mức hỗ trợ đã nhanh chóng được thiết lập lại mạnh mẽ khi đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm xuống trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng. Các nhà đầu tư tiếp tục xem kim loại màu vàng, và gần đây bao gồm cả bạc, là tài sản trú ẩn.

Trong khi các quỹ phòng hộ, thường giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật trong ngắn hạn, đã khá im ắng trong những tháng gần đây, nhu cầu đối với các quỹ ETF được đảm bảo bởi Vàng thỏi vẫn tiếp tục gia tăng mạnh. Mức nắm giữ toàn cầu trong các quỹ ETF được đảm bảo bởi Vàng thỏi đã tăng không ngừng trong sáu tháng qua với tài sản ở mức kỷ lục trên 3,100 tấn.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với Bạc, bất chấp đợt sụt giảm mạnh trong tháng 3, đã chứng kiến tổng mức nắm giữ tăng mạnh lên mức kỷ lục mới gần như hàng ngày trong vài tháng qua.

Với mức tăng 50% kể từ ngưỡng thấp nhất tháng Ba ở 11.65 USD/oz, kim loại này cũng đã dần phục hồi tương tự như Vàng. Hệ số Vàng/Bạc, thể hiện giá trị của một ounce Vàng tính bằng số ounce Bạc, đã giảm từ mức kỷ lục 125 thời điểm tháng 3 về mức 98 ở hiện tại, vẫn cao hơn mức trung bình 5 năm ở quanh 80.

Biểu đồ Vàng và Bạc khung thời gian Daily.

Chúng tôi duy trì triển vọng tăng giá cho cả hai kim loại, đặc biệt là Vàng. Những lý do chính khiến chúng tôi không thể loại trừ việc giá kim loại quý có thể chạm được mức cao kỷ lục mới trong dài hạn là:

  • Vàng đóng vai trò như một sự đảm bảo chống lại rủi ro từ chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương trên thị trường tài chính.
  • Kích thích chưa từng có của chính phủ và nhu cầu chính trị đối với lạm phát cao hơn để hỗ trợ các khoản nợ công.
  • Sự ra đời tất yếu của việc kiểm soát lợi suất TPCP ở Mỹ khiến mức lợi suất thực tế (real yields) giảm xuống thấp hơn.
  • Một sự dư thừa tiết kiệm toàn cầu đang gia tăng tại thời điểm lãi suất thực âm và định giá thị trường chứng khoán quá cao không bền vững. Căng thẳng địa chính trị gia tăng khi trò chơi đổ lỗi COVID-19 bắt đầu. Lạm phát gia tăng và đồng USD suy yếu.

Đợt phục hồi của giá dầu thô sau cú sụp đổ xuống dưới 0 vào ngày 20 tháng 4 đang cho thấy những dấu hiệu chững lại đầu tiên. Đó là khi hợp đồng tương lai WTI chạm mức kháng cự 35 USD và Brent thất bại trong nỗ lực vượt qua 37.2 USD / thùng, cả hai đều chạm Fibo truy hồi 38.2% của sóng giảm từ tháng 1 đến tháng 4. Sự sụp đổ ngắn ngủi về mức dưới 0 vào tháng trước của hợp đồng WTI tháng 5 có lẽ là yếu tố đóng góp lớn nhất để hỗ trợ cho đợt phục hồi tăng giá mạnh mẽ sau đó.

Sự kiện vào ngày 20 tháng 4 đã gửi một làn sóng cảnh báo đến thị trường dầu mỏ toàn cầu để các nhà sản xuất nhận ra rằng cần phải làm một điều gì đó để giải cứu thị trường khỏi những mất mát lớn hơn. Điều này có thể đã dẫn đến sự tuân thủ chặt chẽ và nhanh chóng mà các quốc gia sản xuất lớn đã thể hiện trong suốt tháng 5.

Trong Báo cáo thị trường Dầu hàng tháng mới nhất của mình, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã chứng kiến ​​nguồn cung toàn cầu giảm 12 triệu thùng/ngày trong tháng 5 để đạt mức thấp nhất trong 9 năm ở mức 88 triệu thùng/ngày. Nhu cầu trong khi đó dự kiến ​​sẽ phục hồi từ mức giảm 22 triệu thùng/ ngày vào tháng Năm (cùng kỳ so với năm trước) xuống còn 13 triệu thùng trong tháng Sáu.

Yếu tố hỗ trợ quá trình này chính là sự cắt giảm sản lượng nhanh chóng và bất đắc dĩ của ngành công nghiệp dầu đá phiến ở Mỹ, hiện tại theo ước tính bởi IEA sẽ đạt mức 2.8 triệu thùng/ngày trong năm 2020 (so với cùng kỳ năm ngoái). Việc cắt giảm sản lượng trước đây của OPEC + luôn có một số mức độ do dự nhất định khi các thành viên của nhóm lo lắng về nguy cơ phải nhường lại thị phần cho các nhà sản xuất Dầu ở Bắc Mỹ. Rủi ro đó đã biến mất với việc sụt giảm của giá dầu thô WTI khi nó khiến nhiều nhà sản xuất “rỗng túi”, buộc họ phải ngừng sản xuất.

Với việc có khả năng giá Dầu tiến vào giai đoạn tích lũy, đáng để xem xét những yếu tố có thể kích hoạt các đà giảm giá mới. Có một số rủi ro với khả năng cao như sau:

  • Việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa làm dấy lên lo ngại bùng phát của COVID-19. Liệu OPEC + có thể duy trì mức độ tuân thủ cao hiện tại hay không? Các nhà sản xuất ở Mỹ thiếu tiền mặt trầm trọng nhưng vẫn mong muốn tăng sản lượng trở lại với giá WTI phục hồi lên trên $30/thùng.
  • Những thay đổi sau đại dịch trong thói quen tiêu dùng toàn cầu (ít di chuyển bằng máy bay hơn và làm việc ở nhà nhiều hơn). Việc bứt phá lên trên mốc 35 USD/thùng trong hợp đồng tương lai WTI tháng 7 có thể báo hiệu đà tăng tiềm năng lên tới 40 USD/thùng trong khi mức hỗ trợ sẽ xuất hiện ở xung quanh 30 USD/thùng. Chỉ một sự phá vỡ xuống dưới 28 USD/thùng mới có thể làm tăng mối lo ngại về một đợt điều chỉnh sâu hơn.

Ngoài nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như sự phục hồi nhu cầu yếu hơn dự kiến, sự tập trung của thị trường dầu mỏ đầu tháng 6 sẽ một lần nữa chuyển sang Vienna nơi OPEC và nhóm OPEC + sẽ họp để thảo luận về con đường phía trước. Một số lo ngại rằng Nga có thể sẽ không giữ cam kết cắt giảm hiện tại sau tháng 7 có thể một lần nữa tạo ra lo lắng trước các cuộc họp ngày 8-10 tháng 6. Điều này đặt trên giả thuyết rằng sự phục hồi của giá dầu thô cho đến nay chủ yếu được thúc đẩy bởi việc cắt giảm nguồn cung, nó có thể dễ dàng bị đảo ngược và nhu cầu cũng chưa phục hồi một cách bền vững.

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ