Trở ngại mang tên biến thể Delta trên chặng đường chống lại Covid-19

Trở ngại mang tên biến thể Delta trên chặng đường chống lại Covid-19

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

16:51 05/08/2021

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đang gây áp lực lên quá trình tiêm chủng vắc-xin nhằm đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng tại nhiều quốc gia

Mối lo ngại mới mang tên biến thế Delta
Mối lo ngại mới mang tên biến thế Delta

Rất nhiều quốc gia đang kỳ vọng dựa vào việc tiêm chủng vắc-xin nhằm xây dựng miễn dịch cộng đồng và khiến cho quá trình lây nhiễm virus SARS-CoV-2 dừng lại. Tuy vậy, kể cả đối với các nước với tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao, khả năng đạt được mức miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần vẫn đang là một dấu hỏi lớn. Các nhà khoa học cảnh báo rằng virus đang dần thích nghi để tồn tại xung quanh chúng ta trong thời gian dài, dù mức độ nguy hiểm có thể dần giảm bớt.

Liệu Covid-19 có thể được loại bỏ hoàn toàn?

Câu trả lời là không. Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất bệnh đậu mùa là đã được chính thức tiêu diệt với việc đưa số ca nhiễm về mức 0 và duy trì điều này trong dài hạn mà không phải áp dụng các biện pháp đối phó liên tục. Điều này là nhờ có vắc-xin cũng như việc con người là động vật có vú duy nhất bị lây nhiễm virus đậu mùa. Ngược lại, rất nhiều loài động vật ngoài con người có thể nhiễm virus SARS-CoV-2, như dơi, chồn, mèo hay gorila.

Khả năng lớn nhất lúc này đó là việc loại bỏ dịch bệnh bằng cách đưa số ca nhiễm bệnh tại một khu vực về mức 0 trong 1 khoảng thời gian, ví dụ như 28 ngày. Một số quốc gia như New Zealand đã đạt được điều này thông qua các biện pháp phong tỏa, truy vết và cô lập cũng như đóng cửa biên giới. Tuy vậy, để duy trì được điều này trong thời gian dài không phải là điều dễ dàng bởi các chủng virus mới bắt đầu xuất hiện khiến cho các biện pháp kiểm soát ngày càng trở nên chặt chẽ trong khi người dân lại đang rất khao khát để trở lại cuộc sống bình thường.

Liệu vắc-xin có thể tiêu diệt được Covid-19?

Vẫn còn rất nhiều sự khó lường về điều này. Một nghiên cứu đã tính toán rằng nếu một loại vắc-xin có khả năng cung cấp miễn dịch lâu dài trước virus SARS-CoV-2, nó sẽ cần phải được tiêm cho 60% đến 72% dân số để đạt được tình trạng miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên nếu vắc-xin chỉ có 80% tác dụng ngăn lây nhiễm, tỷ lệ dân số cần tiêm chủng sẽ là 75-90%. Các loại vắc-xin hiện nay cho thấy khả năng bảo vệ khỏi các triệu chứng khi mắc bệnh là 50-97%, tuy nhiên khả năng chống lây nhiễm virus vẫn chưa được công bố chính thức.

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta với khả năng lây nhiễm gấp 2 lần so với chủng cũ cũng đang làm giảm hiệu quả của vắc-xin hiện tại. Một mối bận tâm khác đó là về thời gian hiệu lực của vắc-xin. Nếu thời gian càng ngắn đồng nghĩa với tỷ lệ tiêm chủng cần phải càng cao để đạt được miễn dịch cộng đồng. Một báo cáo không công bố bởi Pfizer cho thấy tác dụng của vắc-xin có xu hướng giảm dần theo thời gian, tuy nhiên về tổng thể vẫn mang lại hiệu quả cao.

Các biến chủng virus mới sẽ có tác động như thế nào?

Việc virus tuần hoàn càng nhiều sẽ làm tăng cơ hội để chúng có thể đột biến theo hướng tăng khả năng xuyên thủng hệ thống miễn dịch được tạo ra trên cơ thể người. Trong 1 năm vừa qua, các biển thể này đã lây lan rộng rãi ra toàn cầu và khiến cho số ca nhiễm bệnh tăng vọt. Nghiên cứu từ Anh cho thấy biến thể Delta được phát hiện tại Ấn Độ vào tháng 10/2020 có khả năng chống lại vắc-xin cao hơn biến thể Alpha tìm thấy ở Anh vào cuối năm 2020, đặc biệt đối với những người mới chỉ tiêm 1 mũi. 

Các nhà khoa học vẫn cho rằng vắc-xin sẽ hiệu quả trong việc ngăn các triệu chứng nguy hiểm đối với đa số các ca nhiễm bệnh, tuy nhiên hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm có thể sẽ thấp hơn. Việc tiêm nhắc lại cần được tiến hành thường xuyên nhằm duy trì hiệu quả của vắc-xin. Một số quốc gia thậm chí đang lên kế hoạch cho mũi tiêm chủng thứ 3 trong thời gian tới.

Tại sao biến thể Delta lại nguy hiểm đến vậy?

Vắc-xin đã cho thấy tác dụng làm giảm số lượng virus và giảm khả năng lây nhiễm của người mắc bệnh. Tuy vậy, biến thể Delta lại có số lượng nhiều hơn tới 1,200 lần ở những người bệnh so với các chủng virus khác và chính điều này đã giúp cho nó có mức độ lây lan mạnh tới vậy. Đáng lo lắng hơn khi giới chức trách tại hạt Wisconsin, Mỹ với 2/3 dân số đã được tiêm vắc-xin đầy đủ, đã cho thấy không có sự khác biệt giữa số lượng virus Delta giữa những người đã và chưa tiêm chủng. Điều này lý giải cho sự bùng phát số ca nhiễm tại Provincetown, Massachusetts từ giữa tháng 7, trong đó có 3/4 số ca nhiễm là những người đã được tiêm 2 mũi vắc-xin. CDC Mỹ mới đây đã khuyến cáo người dân quay trở lại đeo khẩu trang ở các địa điểm trong nhà. 

Sẽ ra sao nếu như Covid không thể bị tiêu diệt?

Trong một khảo sát với 100 nhà khoa học bởi tạp chí Nature vào tháng 1 năm nay, gần 90% dự báo rằng Covid-19 cuối cùng sẽ trở thành một căn bệnh địa phương và sẽ tồn tại lâu dài trong cộng đồng. Điều này sẽ giống như sự tồn tại của norovirus gây ra bệnh viêm dạ dày ruột hiện nay. 

Ý nghĩa đối với chúng ta

Những người đã khỏi bệnh và những người đã được tiêm chủng có thể sẽ có mức độ miễn dịch nhất định trong một khoảng thời gian. Các nhà khoa học tại Anh tìm ra rằng hiệu quả miễn dịch có thể sẽ giảm dần và sẽ có thêm những người đã tiêm chủng mắc bệnh, tuy nhiên hệ miễn dịch của nhóm người này sẽ nhanh chóng kiểm soát bệnh và giúp không gây ra triệu chứng nghiêm trọng. Điều này đồng nghĩa rằng những đối tượng chưa được tiêu chủng sẽ là những người dễ chịu tổn thương nhất. Một số nhà khoa học dự báo rằng một khi miễn dịch cộng đồng đạt được, rủi ro mắc bệnh sẽ chỉ xảy ra đối với trẻ nhỏ với triệu chứng nhỏ và không nguy hại. Khi đó, Covid có thể được xem như các loại bệnh cảm cúm thông thường khác.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ