2021, Trung Quốc có thể chiếm lấy vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ?

2021, Trung Quốc có thể chiếm lấy vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ?

23:00 16/12/2020

GDP và chi tiêu quân sự quan trọng, nhưng mạng lưới các đồng minh và "khả năng phục hồi" cũng quan trọng không kém!

Kể từ khi Hoa Kỳ đạt đến đỉnh cao sức mạnh toàn cầu sau Thế chiến thứ hai, người Mỹ đã lo lắng về một ngày nào đó vị thế của mình bị lung lay. Làn sóng “chủ nghĩa suy thoái” lan tràn khắp đất nước sau Sputnik vào cuối những năm 1950, chiến tranh Việt Nam, cú sốc giá dầu những năm 1970, sự trỗi dậy của Nhật Bản trong những năm 1980, Chiến tranh Iraq và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2000.

Giờ đây, khi vừa phải đối mặt với đại dịch toàn cầu, vừa phải tham gia một "cuộc chiến" dài hơi với Trung Quốc, những nghi vấn xung quanh vị thế của Hoa Kỳ trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết

Vấn đề là quyền lực hay sức mạnh là thứ khó có thể đo lường: Sức mạnh của quốc gia khó có thể đo lường khi không có những cuộc chiến tranh lớn (Trong chiến tranh, kẻ thắng là kẻ mạnh hơn). Tuy nhiên, gần đây những nghiên cứu mới đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sức mạnh của một quốc gia là gì và cách đo lường nó. Những nghiên cứu này phần nào giúp trấn an một siêu cường quốc bị ám ảnh bởi địa vị.

Theo truyền thống, thước đo quyền lực tập trung vào các thuộc tính như dân số, tiêu thụ năng lượng và sản xuất thép hoặc các chỉ số khác về sức mạnh công nghiệp. Trong thời đại thông tin, những chỉ số này cho ta biết tương đối ít liệu 1 quốc gia có khả năng có khả năng đạt được mục đích của mình trên diễn đàn thế giới hay không.

Tuy nhiên sức mạnh quốc gia vẫn thường được đánh giá trực tiếp thông qua các chỉ số như tổng sản phẩm quốc nội hoặc chi tiêu quân sự. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ vượt mặt Hoa Kỳ trong tương lai do GDP của Trung Quốc sớm vượt qua Hoa Kỳ. Nhưng GDP chỉ là một cái nhìn thoáng qua về hoạt động kinh tế, chứ không phải 1 thước đo tổng thể của cải của quốc gia. Đối với một số quốc gia chi tiêu ồ ạt cho sức mạnh quân sự, chẳng hạn như Ả-rập Xê-út, việc dự báo GDP chẳng có nghĩa lý gì.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể xác định cán cân lợi thế trong một cuộc cạnh tranh lâu dài? Những nghiên cứu hàn lâm đột phá đang cho chúng ta câu trả lời.

Thước đo đầu tiên tập trung vào việc tinh chỉnh sự hiểu biết của chúng ta về sức mạnh kinh tế và quân sự. Michael Beckley của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ đã phát triển một mô hình đo lường sức mạnh ròng chứ không phải tổng sức mạnh bằng cách tính đến những thứ như chi phí an ninh (“cái giá mà chính phủ phải trả cho cảnh sát và bảo vệ công dân của mình”) và chi phí sản xuất (chi phí bao nhiêu, về cả sự suy thoái vật chất và môi trường, để xây dựng nhà máy điện than đó).

Ông nhận thấy, không ngạc nhiên khi Mỹ được đánh giá cao hơn nhiều so với Trung Quốc, một quốc gia độc tài với chi phí an ninh nội bộ lớn và một cách tiếp cận lãng phí phi thường để kích thích tăng trưởng. Tương tự, điều quan trọng là GDP bình quân đầu người của Mỹ vượt trội hơn Trung Quốc, bởi vì điều đó có nghĩa là Mỹ có nhiều của cải giữ lại hơn, sau khi nuôi sống dân số, dùng để theo đuổi ảnh hưởng toàn cầu. Các nghiên cứu khác đã tính toán tốt hơn cách thức tích lũy của cải theo thời gian và phát hiện ra rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn có sức mạnh kinh tế tổng thể hơn nhiều so với Trung Quốc ngay cả sau khi GDP của Trung Quốc vượt Mỹ.

Thước đo thứ hai nắm bắt tốt hơn thực tế về “sức mạnh mạng lưới”. Trong một bài báo mang tính bước ngoặt được xuất bản vào năm 2019, Abraham Newman của Đại học Georgetown và Henry Farrell, đồng nghiệp của tôi tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins, cho rằng vị trí trung tâm của đồng đô la đối với các mạng lưới tài chính quốc tế -  vẫn tồn tại, bất chấp nhiều thập kỷ bị giới báo chí cảnh báo suy giảm - mang lại cho Hoa Kỳ đòn bẩy vượt trội. Các học giả cũng khẳng định một điều mà các nhà hoạch định chính sách từ lâu đã hiểu: Nước Mỹ có trọng lượng trong các vấn đề toàn cầu, vì mạng lưới các đối tác quân sự, kinh tế và ngoại giao mà nước này dẫn đầu. Các yếu tố đó Trung Quốc không thể so sánh được.

Thước đo thứ ba đo lường các dạng quyền lực ít hữu hình hơn. Trong nhiều thập kỷ, các nhà phân tích đã hiểu rằng quyền lực mềm (Soft power) - mức độ ngưỡng mộ và sự cạnh tranh mà một quốc gia tạo ra - có ý nghĩa rất lớn.

Một nghiên cứu hấp dẫn của Ted Hopf thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Bentley Allan của Johns Hopkins và Srdjan Vucetic của Đại học Ottawa chứng minh rằng, mặc dù xếp hạng về sự ưa thích toàn cầu của Mỹ đã giảm mạnh dưới thời Tổng thống Donald Trump, vẫn có sự ủng hộ mạnh mẽ trên toàn cầu đối với nền dân chủ và các chính sách kinh tế thị trường tự do.

Đó là đòn giáng mạnh vào một Trung Quốc độc tài, trọng thương, mà theo các tác giả dự đoán, “khó có thể trở thành bá chủ trong tương lai gần”. Nó cũng giúp giải thích lý do tại sao các quốc gia châu Âu quay lưng lại với Bắc Kinh một cách có hệ thống ngay cả trong bối cảnh mối quan hệ của họ với Mỹ có nhiều xáo trộn.

Vậy tất cả những điều này có đồng nghĩa với mọi thứ sẽ thuận buồm xuôi gió cho các siêu cường đang trị vì? Không hẳn như vậy. Hoa Kỳ có thể cạn kiệt sức mạnh mạng lưới của mình bằng cách lạm dụng nó: Việc lạm dụng các biện pháp trừng phạt tài chính và các rào cản thương mại, đặc biệt là chống lại các đồng minh, có thể khiến các quốc gia tìm cách thoát khỏi các mạng lưới quan hệ mà Mỹ thống trị. (Liên minh châu Âu đã có những động thái dự kiến ​​theo hướng này sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và đe dọa trừng phạt đối với các công ty châu Âu làm ăn với Tehran.)

Nếu Washington rút lui khỏi việc dẫn dắt một nền kinh tế thế giới mở như đã làm dưới thời Trump, thì Mỹ sẽ đánh mất một số ảnh hưởng nhất định đi kèm với vai trò đó. Và nếu Hoa Kỳ làm tổn hại đến nền dân chủ của mình tại quê nhà, như tổng thống đang cố gắng tuyệt vọng khi sắp mãn nhiệm, thì điều đó sẽ có những tác động lớn đối với quyền lực mềm của Hoa Kỳ ở nước ngoài.

Cuối cùng, có ít nhất một hạng mục sức mạnh quốc gia mà Mỹ chưa khẳng định được. Đây sẽ là khái niệm về “khả năng phục hồi”. Một thế giới toàn cầu hóa khiến các quốc gia dễ bị tổn thương trước những cú sốc quốc tế, cho dù là do bất ổn tài chính, biến đổi khí hậu hay dịch bệnh. Khả năng phục hồi là thước đo để đánh giá mức độ bền bỉ của một quốc gia.

Hoa Kỳ đã chứng minh một hình thức phục hồi cực kỳ mạnh mẽ trong đại dịch Covid-19: Khu vực tư nhân sáng tạo tuyệt vời của họ, phối hợp với chính phủ liên bang, đang giúp đưa thế giới thoát khỏi cơn ác mộng này với vắc-xin được phát triển "siêu tốc”.

Nhưng thực tế là xã hội Hoa Kỳ hiện đang rất tồi tệ (hàng triệu trẻ em đang “đi học” từ phòng khách hoặc phòng ăn của chúng), tỷ lệ tử vong trên đầu người là tương đối cao so với con số ở nhiều nền dân chủ tiên tiến, và sự phân cực chính trị đã khiến người Mỹ thậm chí không đạt được hiểu biết chung về mối đe dọa mà Covid-19 gây ra, là điều đáng báo động hơn.

Theo xếp hạng khả năng phục hồi đại dịch của Bloomberg, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 18 - sau Trung Quốc - về khả năng ứng phó với đại dịch. Đó là điều đáng báo động trong thời đại mà rất nhiều mối đe dọa xuyên quốc gia sẽ kiểm tra khả năng thích ứng của Mỹ.

Càng tìm hiểu về quyền lực, chúng ta càng nhận ra rằng Hoa Kỳ vẫn có lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh vị trí lãnh đạo toàn cầu. Nhưng đại dịch càng kéo dài, chúng ta càng hiểu hơn về các lỗ hổng của siêu cường quốc này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ