Chỉ số giá tiêu dùng ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến không quá cao so với báo cáo CPI trong tuần này, mà đã khuấy động thị trường tài chính.
Các nhà kinh tế tại Deutsche Bank và BoA cùng nhóm các nhà dự báo khác giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Hoa Kỳ sau khi chỉ số CPI tăng nhanh hơn dự kiến vào tháng thứ 3 liên tiếp.
Christine Lagarde, người đứng đầu ECB, đang thể hiện thái độ cởi mở hơn về ảnh hưởng của chính sách Fed trong bối cảnh ECB củng cố kế hoạch giảm lãi suất riêng.
Megan Greene, một nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), cho rằng việc cắt giảm lãi suất ở Anh nên được hoãn lại một thời gian do áp lực lạm phát vẫn dai dẳng, và đây vẫn là mối đe dọa lớn hơn so với ở Mỹ.
Theo báo cáo của Allianz Research, các biện pháp kiểm soát biên giới Brexit đối với một số loại thực phẩm nhập khẩu từ EU vào UK có thể đẩy lạm phát lên 0.2 điểm phần trăm.
Fed đang gặp khó khăn lớn trên con đường kiềm chế lạm phát. Những trở ngại ban đầu giờ đây giống như một rào cản, khiến kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay bị lung lay.
Trái phiếu châu Á sụt giảm mạnh, trong khi đó, TPCP Mỹ ổn định sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ nóng hơn dự kiến củng cố lập luận rằng Fed sẽ không vội cắt giảm lãi suất.
Nỗi lo về đồng Nhân dân tệ (CNY) suy yếu đang lan tỏa khắp thị trường ngoại hối. Các nhà quan sát Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh nới lỏng kiểm soát với đồng tiền này, nhưng cũng cảnh báo rằng động thái này có thể châm ngòi cho hiệu ứng domino, tác động tiêu cực đến cả thị trường mới nổi và thị trường phát triển.