Các Quốc gia nên làm gì trong khủng hoảng? Bài học từ cuộc Đại khủng hoảng tài chính 2008
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đây không phải là một cuộc khủng hoảng gây tê liệt hệ thống ngân hàng hay đóng băng hệ thống thanh toán.
Nền kinh tế và thị trường toàn cầu đang trải qua một giai đoạn khó khăn đã kéo dài nhiều năm. Tình hình khó khăn càng bị khuếch đại vì các chính phủ không có nhiều phương tiện ứng phó. Nguyên nhân trực tiếp của sự hỗn loạn là ba lần xói mòn của chiếc mỏ neo đã giữ cho thị trường ổn định và thậm chí tăng giá thời gian qua, bất chấp các yếu tố cơ bản xấu đi.
Đầu tiên, tác động thực sự đáng sợ của coronavirus là phá hủy đồng thời cung và cầu. Điều này triệt tiêu động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, các ngân hàng trung ương không còn khả năng kìm hãm biến động thị trường tài chính thông qua việc bơm thanh khoản và hạ lãi suất. Lãi suất chính sách vốn đã âm ở châu Âu và Nhật Bản. Ngay cả ở Mỹ, động thái cắt lãi suất khẩn cấp 50 điểm cơ bản cũng không ngăn được chứng khoán Mỹ giảm điểm kỷ lục.
Thứ ba, Ả Rập Saudi quyết định khởi động một cuộc chiến giá dầu, khiến giá dầu thô giảm hơn 20%, đe dọa khả năng tồn tại của các công ty dầu nhỏ và làm suy yếu một phần thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Do đó, giá tài sản đã bắt đầu quay trở lại mức giá mà theo chúng tôi là phù hợp hơn với các yếu tố cơ bản hiện tại (chưa kể đến ngay cả các yếu tố cơ bản cũng đang xấu đi). Sự sụt giảm này đang diễn ra một cách hỗn loạn, dẫn đến nguy cơ về một cuộc khủng hoảng thế chấp (giống như năm 2008) cho thế giới tài chính và nền kinh tế sản xuất.
Thị trường hỗn loạn thời điểm này gợi lại hồi ức về cuộc khủng hoảng tài chính 12 năm trước. Điểm giống nhau là một loạt các quốc gia có khả năng suy thoái kinh tế bao gồm Đức, Italia và Nhật Bản. Mặc dù vậy, tình hình ngày nay đáng lo ngại theo một cách khác biệt.
Khác biệt bởi vì nó không xuất phát từ các ngân hàng, nó không gây nguy hiểm cho trung tâm đầu não và mạch máu của tất cả các nền kinh tế thị trường hiện đại, cụ thể là các hệ thống thanh toán.
Thật không may, cuộc khủng hoảng ngày nay cũng khác với năm 2008 theo những cách tệ hơn.
Các chính phủ đang bắt đầu cuộc đua giải quyết tình trạng hỗn loạn hiện tại khá chậm chạp. Họ đã theo đuổi quá lâu một chính sách kinh tế hỗn hợp không cân bằng dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng. Quá nhiều đạn chính sách đã bắn trượt mục tiêu - chẳng hạn như 50 điểm cơ bản mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cắt giảm vào tuần trước, vốn không trấn an được thị trường.
Để ngăn chặn vòng luẩn quẩn mà trong đó một nền kinh tế sản xuất xấu đi kéo thị trường tài chính đi xuống và tới lượt nó lại kéo nền kinh tế xuống, các chính phủ cần phải hành động ngay.
Họ phải sử dụng các biện pháp tài khóa có mục tiêu để tạo ra một nền tảng sản xuất bền vững. Chúng có thể bao gồm các chi tiêu y tế giúp kiềm chế virus, chẳng hạn như xét nghiệm coronavirus miễn phí; chính sách bảo vệ xã hội, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, như chữa bệnh miễn phí với người không có bảo hiểm y tế.
Những biện pháp này cũng phải huy động toàn bộ máy chính phủ. Đã có quá nhiều sự phụ thuộc vào hành động của ngân hàng trung ương để thúc đẩy tăng trưởng; các chính phủ hiện phải theo đuổi các cải cách nâng cao năng suất thực sự.
Cuối cùng, phải có sự phối hợp quốc tế để thiết lập những hành động tập thể có thể được triển khai rộng hơn biên giới quốc gia.
Điều này được thực hiện càng nhanh, thì nền kinh tế sẽ càng hồi phục. Sự phục hồi đó cũng sẽ được hỗ trợ thêm bởi lãi suất và giá năng lượng cực thấp, cả hai đều sẽ thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng. Khi các thị trường nhìn thấy điều này, họ sẽ nhanh chóng khôi phục niềm tin. Và lần này, không giống như năm 2008, sự phục hồi đó sẽ dựa trên nền tảng vững chắc và lâu dài hơn.