Chiến lược giao dịch các cặp tiền G7 của FX Trader JPMorgan London ngày 23/3
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Hãy cùng với Dubaotiente theo dõi các nhận định từ các chuyên gia tiền tệ hàng đầu thế giới để có quyết định chính xác của bản thân.
CHF (Jeffrey Simmons)
Thời điểm hiện tại có rất ít yếu tố mới tác động đến đồng Franc Thụy Sĩ. Ngân hàng TW Thụy Sĩ SNB vẫn duy trì sự can thiệp của họ trên thị trường (thông qua các biện pháp nghiệp vụ của riêng họ), nhưng có vẻ họ không hề có một mốc mục tiêu cụ thể. Với tâm lý rủi ro đang cực kỳ yếu tại thời điểm này, ưu tiên bán xuống quanh vùng giao cắt quan trọng 1.06 sẽ một chiến lược tốt. Tôi không có chiến lược giao dịch cặp USD/CHF rõ ràng hiện tại.
EUR (Jeffrey Simmons)
Sáng nay Euro đã có thời điểm tăng nhẹ trở lại do đồng bạc xanh yếu dần trong nhóm G-7 phần nào bị ảnh hưởng bởi hợp đồng tương lai S&P lại chạm mức thấp kỷ lục và bị ngắt giao dịch trong vài phút khi mở cửa phiên giao dịch. Nếu theo kinh nghiệm quá khứ, nhu cầu đồng Dollar sẽ tăng so với các đồng tiền khác vào sáng và chiều trong điều kiện tâm lý rủi ro vẫn còn rất yếu. Tổng thống Trump chưa được Quốc hội thông qua gói kích thích 2 nghìn tỷ Dollar theo đánh giá là góp phần vào sự suy yếu của đồng bạc xanh. Tuy nhiên, tôi thực sự không nghĩ rằng thị trường đang chờ đợi một tin tức như vậy để bùng nổ giao dịch nữa. Trong bối cảnh đại đa số mọi người bị phỏng tỏa ở ngay tại ngôi nhà của họ, không cảm giác an tâm về mặt thể chất và đọc tin tức liên quan tới thị trường trong một tâm trạng không còn nhiều hy vọng có vẻ là yếu tố quan trọng hơn đối với thị trường cổ phiếu (đã từng chứng kiến mức tăng kỷ lục trong thập kỷ này) đang tiếp tục giảm giá. Vẫn như mọi khi, chúng tôi sẽ theo dõi đến dòng tiền ra vào cặp tiền này bởi nó là yếu tố dẫn dắt chính trong điều kiện thanh khoản yếu như thế này. Khả năng lớn phe bán đồng Euro sẽ đông hơn do đồng Dollar Mỹ mạnh lên đáng kể trong phiên Âu và phiên Mỹ, nhưng chúng tôi vẫn giữ một cái đầu lạnh trong điều kiện thanh khoản tệ hại như hiện nay.
JPY (Charlie Cass)
Một khởi đầu khá yên ắng hơn ngày thường đối với USD/JPY đã trở nên quen thuộc mặc cho thị trường phải sinh chỉ số chạm ngưỡng thấp và bất đồng quan điểm trong nội bộ Quốc hội Mỹ trong việc thông qua gói kích thích 2 nghìn tỷ Dollar. Có thể các gói kích thích kinh tế sẽ vẫn tiếp tục được đưa ra, nhưng việc các chỉ số về ca nhiễm/ tử vong tăng cao cùng với các lệnh phong tỏa lên cộng đồng dường như đủ thuyết phục rằng dịch bệnh sẽ còn lan rộng nữa. Mọi người đang chờ đợi Italia đã đạt đỉnh dịch bệnh nhưng nó chỉ là kỳ vọng, còn thực tế đỉnh dịch chưa hề xuất hiện. Cặp tiền USD/JPY vẫn giao động hai chiều lên xuống bởi nhu cầu đồng USD mặc dù lan rộng nhưng có một lượng lớn tiền đổ về chứng khoán thu nhập cố định đã quay trở lại khiến đồng JPY tăng giá. Các quỹ tiền thật bên ngoài Nhật Bản vẫn đang bán đồng JPY cùng với chúng tôi (phiên thứ 6 tuần trước là phiên thứ 4 liên tiếp) trong khi đó, các hoạt động của các quỹ nội vẫn duy trì gần như không có một chính sách tài khóa nào vào cuối năm. Tôi vẫn duy trì quan điểm đứng ngoài ở thời điểm hiện tại và đợi giá phản ứng tại các vùng quan trọng như 108.5 và 111.50 – chỉ số PMI trong tuần này rất đáng chú ý. Các mốc 109.20/30 là các mốc hỗ trợ tạm thời trong khi 108.50/60 là cản lớn hơn. Phía trên, các vùng 110.75/85 là mốc kháng cự ban đầu và giá sẽ phản ứng tiếp với mốc kháng cự 111.5 ở trên.
AUD-NZD-CAD (James Clark)
Chúng ta đang sống trong thời kỳ có rất nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ được sử dụng để giúp nền kinh tế trên toàn cầu, nhưng thị trường cổ phiếu không thể hồi phục vào phiên thứ Sáu (20/3) và nhanh chóng chạm ngưỡng giảm mạnh để bị ngắt giao dịch vào tối qua. Điều cho thấy rằng thị trường cổ phiếu có thể còn tiếp tục ‘dò đáy’ trong tuần này. Các nhà quản lý quỹ vẫn đang là những người tích cực mua đồng Dollar nhất cùng với chúng tôi và điều này sẽ tiếp tục trong trường hợp thị trường cổ phiếu không hồi phục, theo tôi thấy thì nó sẽ thỉnh thoảng xảy ra. Đồng Loonie là đồng tiền ưa thích của tôi trong trường hợp bán khống bởi nền kinh tế Canada đang chịu ảnh hưởng kép từ cú sốc ở mảng dịch vụ và mảng năng lượng. Ngân hàng TW Canada BoC vẫn còn nhiều khả năng hạ lãi suất và bắt đầu gói QE sau đó. Trong khi đó, ngân hàng RBNZ thông báo về gói QE vào tối qua nhưng điều đó chẳng gây ngạc nhiên cho thị trường trong những ngày gần đây, dẫn đến NZD tăng tới 100 điểm, bù lại mức lỗ vào phiên thứ Sáu. Hãy cân nhắc mua vào đồng bạc xanh.
GBP (Karim Mir)
Do thế giới đang điều chỉnh lại nhanh chóng trước các biến đổi về mặt xã hội, kinh tế và tình hình chính trị, thị trường ngoại tệ thì vẫn vận hành mặc dù trên cơ sở hạn chế hơn. Vấn đề thanh khoản vẫn còn tồn tại bởi ngày càng có nhiều các thành phần tham gia thị trường buộc phải làm việc mà không có thiết bị theo dõi hàng ngày và xu hướng này còn diễn ra mạnh mẽ trong vài ngày tới. Đối với đồng Sterling, mặc dù chứng kiến khối lượng giao dịch tăng lên trong 2 tuần qua, nhưng cũng đồng thời khiến biên độ giao dịch biến động hai chiều rất mạnh, điển hình là khung giao động từ mức 1.1413 cho tới 1.1955 vào phiên thứ Sáu (20/3). Nếu để ý, trong khung giao dịch này xu hướng động lực giá diễn ra rất mạnh ở cả hai phe. Biên độ giao dịch của ngày thứ Sáu đó đã tạo ra các mốc giá ngắn hạn trong tuần này và tôi cũng nhận thấy rằng phe giá xuống đang yếu hơn. Tựu chung lại, ưu tiên bán rải là chiến lược tối ưu. Tuy nhiên, tự tin quá vào chiến lược giao dịch trên thị trường này sẽ tăng xác suất thất bại không đáng có.